Giải câu hỏi 1 – Ôn tập truyện kí Việt Nam (Trang 104 SGK ngữ văn 8 tập 1) – Phần soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 103 – 104 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1.
Đề bài:
Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:
Tên văn bản, tác giả
(1) |
Thể loại
(2) |
Phương thức biểu đạt
(3) |
Nội dung chủ yếu
(4) |
Đặc sắc nghệ thuật
(5) |
---|---|---|---|---|
|
Chú ý:
– Mục (1): nếu là văn bản trích tác phẩm thì ghi cả tên tác phẩm, năm tác phẩm ra đời và đặt trong ngoặc đơn; ví dụ: Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn, 1939). Sau tên tác giả, ghi năm sinh – năm mất (nếu đã mất) của tác giả đó (đặt trong ngoặc đơn); ví dụ: Nguyên Hồng (1918 – 1982).
– Mục (2): ghi thể loại của văn bản (truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí,…)
– Mục (3): ghi phương thức biểu đạt của văn bản (tự sự, trữ tình hoặc tự sự xen trữ tình,…)
– Các mục (4) và (5): dựa vào phần Ghi nhớ ở mỗi bài để ghi.
Trả lời:
Tên văn bản, tác giả
(1) |
Thể loại
(2) |
Phương thức biểu đạt
(3) |
Nội dung chủ yếu
(4) |
Đặc sắc nghệ thuật
(5) |
---|---|---|---|---|
Tôi đi học – Thanh Tịnh (1911-1988) | Truyện ngắn | Tự sự xen trữ tình, miêu tả, biểu cảm. | Kỉ niệm trong sáng ngày đầu tiên đến trường. | Lời kể chân thực, giàu cảm xúc. |
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu ) – Nguyên Hồng (1918 – 1982) | Hồi kí | Cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bóng với mẹ. | Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, giàu chất trữ tình. | |
Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) – Ngô Tất Tố (1893-1954) | Tiểu thuyết | Bộ mặt tàn ác của xã hội phong kiến. Vẻ đẹp người phụ nữ nông dân đầy tình thương, sức sống. | Miêu tả hiện thực, tâm lí nhân vật. | |
Lão Hạc – Nam Cao (1915 – 1951) | Truyện ngắn | Số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý. Tình yêu thương của nhà văn đối với họ. | Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc. Tạo tình huống truyện bất ngờ. |
(HTTPS://BAIVIET.ORG)