Giải câu 1 – Gợi ý đề bài (trang 132 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Giải câu hỏi 1 – Gợi ý đề bài (Trang 132 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1) – Phần soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 132 -135 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1.

Đề bài:

a) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ.

b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau:

Sông.Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ vê rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bõ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả Lời:

a) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa?

Dàn ý

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện ở phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật:

* Phương diện nội dung:

– Vẻ đẹp đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt Nam:

+ Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, với quá khứ, không bao giờ quên một thời gian khổ: “Mình về mình có nhớ ta… nhìn sông nhớ nguồn”…

+ Tình cảm gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ: “Trám bùi để rụng…”, Ta đi ta nhớ những ngày… chăn sui đắp cùng”.

+ Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, yêu đời: “Gian nan đời vẫn… núi đèo”

+ Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến: “Nhớ khi giặc đến… cả chiến khu một lòng”.

+ Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành của Cách mạng: “Những đường Việt Bắc… mũ nan”.

– Tính dân tộc còn được thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất trong đời sống của con người Việt Nam như đời sống sinh hoạt “bát cơm sẻ nửa”, đời sống học tập “lớp học i tờ”, đời sống công tác “ngày tháng cơ quan”, đời sống lao động “chày đêm nện cối”…

– Việt Bắc còn thể hiện thành công những bức tranh đặc trưng cho thiên nhiên dân tộc: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”, kỉ niệm về thiên nhiên hoa với người bên nhau qua bốn mùa độc đáo: “Rừng xanh hoa chuối…tiếng hát ân tình, thủy chung”, hình ảnh thiên nhiên gắn liền với những địa danh: “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…”

* Phương diện nghệ thuật

– Tính dân tộc thể hiện ở thể thơ lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc), giọng thơ mềm mại, uyển chuyển, giàu tính nhạc, dễ đi vào lòng người.

– Tính dân tộc thể hiện qua hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình truyền thống.

– Tính dân tộc thể hiện ở cách xưng hô: ta – mình mộc mạc, dân dã, thấm đượm nghĩa tình quân dân.

– Tính dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Hình ảnh thơ gần gũi, đời thường nhiều sức gợi.

– Tính dân tộc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, con ngườiViệt Bắc sâu nặng nghĩa tình.

b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

….

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Dàn ý

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích

– Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

* Khái quát chung: Đoạn thơ nói về tâm trạng của tác giả khi nhớ về thiên nhiên và con người miền Tây.

– Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ mãnh liệt bật lên thành lời.

– Mười câu thơ tiếp: chặng đường hành quân gian khổ mà người lính vượt qua.

+ Thiên nhiên miền tây hùng vĩ, hiểm trở

+ Sự khốc liệt trên chặng đường hành quân.

+ Thiên nhiên miền tây hoang vu, dữ dội.

– Hai câu thơ kết: Nhớ về cảnh yên bình về một bản làng nơi đoàn binh Tây Tiến nghỉ chân.

* Nhận xét chung:

– Nội dung:

+ Tác giả ca ngợi nét đẹp độc đáo của thiên nhiên miền Tây: hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng thơ mộng, mĩ lệ, tuyệt vời.

+ Tác giả ca ngợi lính Tây Tiến can trường, dũng cảm nhưng tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, yêu đời.

– Nghệ thuật:

+ Cảm hứng hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn nhưng chủ yếu là cảm hứng lãng mạn.

+ Khai thác tối đa thủ pháp đối lập.

+ Cách phối thanh bằng trắc tài tình.

+ Cách tạo từ độc đáo.

3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về đoạn thơ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status