Giải câu hỏi 1 – Dấu chấm phẩy (Trang 122 SGK ngữ văn 7 tập 2) – Phần soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121 – 123 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.
Đề bài:
Câu 1. Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
a) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
(Thạch Lam)
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
(Theo Trường Chinh)
Trả lời:
a) Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của câu ghép.
Có thể thay bằng dấu phẩy và nội dung của câu không bị thay đổi.
b) Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.
Không thể thay bằng dấu phẩy vì:
+ Các phần liệt kê sau dấu phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.
+ Nếu thay dễ bị hiểu lầm.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)