Giải bài C8 Trang 30 SGK Vật lý lớp 9

Giải bài C8 Trang 30 SGK Vật lý lớp 9, phần bài tập Bài 10: Biến trở – Điện trở dùng trong kĩ thuật.

Đề bài C8 Trang 30 SGK Vật lý lớp 9:

Giai bai C8 Trang 30 SGK Vat ly lop 9 - De bai

Lời giải câu C8 Trang 30 SGK Vật lý lớp 9:

Cách 1: Các điện trở có kích thước lớn thường được ghi trị số trực tiếp trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.

Cách 2: Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch màu theo một quy ước chung của thế giới (xem bảng 1 SGK. Trang 31).

Cách đọc: Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5 vòng màu

* Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu:

Vòng số 4 là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở, khi đọc trị số ta bỏ qua vòng này.

– Đối diện với vòng cuối là vòng số 1, tiếp theo đến vòng số 2, số 3

– Vòng số 1 và vòng số 2 là hàng chục và hàng đơn vị

– Vòng số 3 là bội số của cơ số 10.

– Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 (mũ vòng 3)

– Có thể tính vòng số 3 là số con số không “0” thêm vào

– Màu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm.

Giai bai C8 Trang 30 SGK Vat ly lop 9 - Loi giai

* Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu: (điện trở chính xác)

– Vòng số 5 là vòng cuối cùng, là vòng ghi sai số, trở 5 vòng màu thì màu sai số có nhiều màu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác định đâu là vòng cuối cùng, tuy nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút.

– Đối diện vòng cuối là vòng số 1

– Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng màu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị

– Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 (mũ vòng 4)

– Có thể tính vòng số 4 là số con số không “0” thêm vào

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status