Giải câu 1 (Trang 111 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi 1 (Trang 111 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận trang 109 – 111 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu 1. Hãy nêu đặc trưng của kịch các kiểu loại kịch và yêu cầu về đọc kịch bản của văn học.

Trả lời:

– Đặc trưng của kịch: Đối tượng phản ánh của kịch là những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người

+ Xung đột kịch có vai trò quan nhất, tạo tính kịch, hấp dẫn, lôi cuốn.

+ Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện góp phần thể hiện xung đột kịch.

+ Nhân vật kịch bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.

+ Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển – điểm đỉnh – giải quyết

+ Thời gian, không gian kịch: có thể một địa điểm, nhiều địa điểm; một ngày, nhiều ngày, hàng năm, nhiều năm, nhiều thế hệ…

+ Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: đối thoại và độc thoại, làm nổi bật tính cách nhân vật.

– Các kiểu loại kịch:

+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)

+ Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử

+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm…

– Yêu cầu đọc kịch bản văn học.

+ Đọc, tìm hiểu

+ Đọc kĩ các lời thoại để phát hiện

+ Phát hiện, phân tích xung đột kịch, tính chất bi, hài của các xung đột đó

+ Nêu chủ đề tư tưởng: xác định giá trị , ý nghĩa của tác phẩm kịch.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status