Soạn bài – Thao tác lập luận bình luận

Soạn bài Thao tác lập luận bình luận trang 71 – 74 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thao tác lập luận bình luận, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Thao tác lập luận bình luận

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

Giải câu 1 – Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận (Trang 71 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hay gặp từ bình luận (bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao,…). Theo anh (chị), từ bình luận trong những trường hợp ấy mang ý nghĩa gì?

(Gợi ý: Anh (chị) có thể giải thích về bóng đá cho một người chưa biết, chưa hiểu gì về bóng đá, nhưng anh (chị) có thể bình luận về bóng đá với những người không biết, không hiểu về bóng đá hay không? Bình luận về bóng đá có phải nhằm dẫn dắt người nghe từ chỗ chưa biết đến chỗ biết, từ chỗ chưa hiểu đến chỗ hiểu về bóng đá hay không? Khi chưa có những ý kiến nhận xét về một trận đấu không? Vậy anh (chị) phải thực hiện công việc bình luận bằng những ý kiến như thế nào, với ai và để làm gì?)

Trả lời:

Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học…

Giải câu 2 – Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận (Trang 71 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Hãy tìm hiểu một lần nữa đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một)

a) Trong đoạn trích đó, tác giả có nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở không? Có bàn bạc sâu rộng vấn đề được nói đến hay không? Nếu có thì đích cuối cùng của các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc đó là gì?

b) Nguyễn Trường Tộ có lí do để viết Xin lập khoa luật không, nếu vào lúc bấy giờ, ai nấy đều đã thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu hay lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức?

c) Dựa vào nhận thức về ý nghĩa của từ bình luận trong mục 1, anh (chị) thấy Xin lập khoa luật có phải là một đoạn trích có tính chất bình luận không? Vì sao không thể coi đây là một đoạn trích chứng minh hay giải thích?

Trả lời:

a) Trong đoạn trích, Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở (Ai hiểu luật được sẽ làm quan,… Bất cứ một hình phạt nào ở trong nước không vượt ra ngoài luật…) đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng (Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu…). Tất cả những lập luận đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò của pháp luật và việc giáo dục luật pháp trong xã hội.

b) Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lí do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, muốn trị nước phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

c) Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng thời với những nhận xét, đánh giá của tác giả.

Giải câu 3 – Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận (Trang 71 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Vì sao?

Trả lời:

Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận.

Giải câu 4 – Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận (Trang 71 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Tại sao có thể nói rằng con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó, phải nắm vững kĩ năng bình luận?

Trả lời:

Con người dám và có kĩ năng tham gia bình luận để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có các cuộc tranh luận có hiệu quả, bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.

II. Cách bình luận

Giải câu hỏi – Cách bình luận (Trang 72 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Có nhiều cách bình luận. Sau đây là một trong những cách thường gặp nhất. Theo cách này, tiến trình bình luận bao gồm ba bước. Anh (chị) hãy lần lượt xem xét từng bước và trả lời các câu hỏi đặt ra cho mỗi bước.

1. Bước thứ nhất : Nêu lên hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

a) Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận. Nhưng co nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) cầ bình luận không? Vì sao?

b) Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận thế nào? Anh (chị) tán thành câu trả lời nào trong các câu sau:

– Trung thực, khách quan, cặn kẽ, chi tiết.

– Vẫn đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu của chủ đề bình luận.

– Chỉ chú ý đến việc nêu và bảo vệ quan điểm của người bình luận.

2. Bước thứ hai : Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về điều quan trọng đó quan tình huống sau:

Giả sử anh (chị) phải tham gia bình luận về các vấn đề:

– Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh

– Lũ ở Đồng Tháp Mười có phải chỉ là tai họa?

– Nên ưu tiên cho phát triển sản xuất hay cho bảo vệ môi trường, nếu việc phát triển sản xuất gây ô nhiễm môi trường sống?

Với mỗi vấn đề, anh (chị) sẽ bày tỏ sự nhận xét, đánh giá của mình theo hướng nào trong các hướng sau:

– Đứng hẳn về một phía, tìm những lí lẽ và dẫn chứng để nhiệt tình ủng hộ phía đúng và phê phán phía sai.

– Kết hợp những phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần còn hạn chế để đi tới một sự đánh giá thực sự hợp lí, công bằng.

– Đưa ra cách đánh giá phải – trái, đúng – sai, hay – dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

3. Bước thứ ba: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Nhưng phải bàn bạc những gì? Hãy chọn các câu trả lời đúng trong những câu sau:

– Bàn về thái độm hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

– Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang nghe mình bình luận.

– Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình luận có thể gợi ra.

Trả lời:

1) Bước thứ nhất: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

a) Bình luận: Yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra bình luận, nhưng không nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Vì người đọc, người nghe không thế tiếp nhận và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng (vấn đề) một khi họ còn mơ hồ chưa rõ về chính cái hiện tượng (vấn đề) được đưa ra bình luận đó.

b) Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận rõ ràng, trung thực.

2) Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình.

Người bình luận sẽ nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình theo một trong các cách: (1) đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai; (2) kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí; (3) đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Việc lựa chọn cách làm nào trong ba cách kể trên phải xuất phát từ một, và chỉ một cơ sở duy nhất: cơ sở chân lí. Sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là tìm cách thuyết phục người đọc (người nghe) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình.

3) Bước thứ ba: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người bình luận có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá; cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, nghĩ suy mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Nhưng sự bàn luận còn có tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nữa nếu người bình luận có thể bàn thêm về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc, và bất ngờ nữa, mà hiện tượng đời sống được bình luận có thể gợi ra (như lời bàn được nêu trong mục II.3-SGK).

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 73 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng? Vì sao?

Trả lời:

Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau.

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 73 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Đoạn trích nào sau đây có sử dụng thao tác bình luận không? Căn cứ vào đâu để anh (chị) có thể kết luận là có (hoặc không)?

[…] Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xuất khi đua ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.

Thần chết trao lưỡi hái chó những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách, vượt ẩu trên đường phố. Những kẻ hoặc không biết luận hoặc không thèm biết đến luật giao thông. Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác, gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm…

Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tiếc thay, đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu hết các ca tử vong ở tuổi 15 – 19 đều là người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.

Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu mình và cứu người, đem sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham gia giao thông.

Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!

(Theo Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet, ngày 12-12-2006)

Trả lời:

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

– Chủ đề bình luận: vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.

– Mục đích lập luận: hướng đề đề xuất “chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố”.

– Các lập luận được triển khai chặc chẽ, có hệ thống và giàu sức thuyết phục:

+ Bài viết mở đầu bằng hai dẫn chứng tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

+ Tiếp đến là những phân tích, bình luận rất xác đáng về thần chết trong lĩnh vực giao thông.

+ Lập luận thêm thuyết phục bởi những số liệu thống kê mà tác giả đã dẫn ra.

+ Đề xuất của tác giả.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 74 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích Xin lập khoa luật, anh (chị) thấy mình còn có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội?

Trả lời:

– Hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là đạo đức.

– Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status