Giải câu hỏi – Cách bình luận (Trang 72 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Giải câu hỏi – Cách bình luận (Trang 72 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2) – Phần soạn bài Thao tác lập luận bình luận trang 71 – 74 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2.

Đề bài:

Câu hỏi. Có nhiều cách bình luận. Sau đây là một trong những cách thường gặp nhất. Theo cách này, tiến trình bình luận bao gồm ba bước. Anh (chị) hãy lần lượt xem xét từng bước và trả lời các câu hỏi đặt ra cho mỗi bước.

1. Bước thứ nhất : Nêu lên hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

a) Bình luận yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề được đưa ra bàn luận. Nhưng co nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) cầ bình luận không? Vì sao?

b) Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận thế nào? Anh (chị) tán thành câu trả lời nào trong các câu sau:

– Trung thực, khách quan, cặn kẽ, chi tiết.

– Vẫn đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, nhưng chỉ nêu ngắn gọn, rõ ràng những điều cơ bản theo yêu cầu của chủ đề bình luận.

– Chỉ chú ý đến việc nêu và bảo vệ quan điểm của người bình luận.

2. Bước thứ hai : Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình. Hãy tìm hiểu kĩ hơn về điều quan trọng đó quan tình huống sau:

Giả sử anh (chị) phải tham gia bình luận về các vấn đề:

– Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh

– Lũ ở Đồng Tháp Mười có phải chỉ là tai họa?

– Nên ưu tiên cho phát triển sản xuất hay cho bảo vệ môi trường, nếu việc phát triển sản xuất gây ô nhiễm môi trường sống?

Với mỗi vấn đề, anh (chị) sẽ bày tỏ sự nhận xét, đánh giá của mình theo hướng nào trong các hướng sau:

– Đứng hẳn về một phía, tìm những lí lẽ và dẫn chứng để nhiệt tình ủng hộ phía đúng và phê phán phía sai.

– Kết hợp những phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần còn hạn chế để đi tới một sự đánh giá thực sự hợp lí, công bằng.

– Đưa ra cách đánh giá phải – trái, đúng – sai, hay – dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

3. Bước thứ ba: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Nhưng phải bàn bạc những gì? Hãy chọn các câu trả lời đúng trong những câu sau:

– Bàn về thái độm hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

– Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang nghe mình bình luận.

– Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình luận có thể gợi ra.

Trả lời:

1) Bước thứ nhất: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

a) Bình luận: Yêu cầu phải nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra bình luận, nhưng không nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Vì người đọc, người nghe không thế tiếp nhận và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng (vấn đề) một khi họ còn mơ hồ chưa rõ về chính cái hiện tượng (vấn đề) được đưa ra bình luận đó.

b) Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận rõ ràng, trung thực.

2) Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình.

Người bình luận sẽ nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình theo một trong các cách: (1) đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai; (2) kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí; (3) đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Việc lựa chọn cách làm nào trong ba cách kể trên phải xuất phát từ một, và chỉ một cơ sở duy nhất: cơ sở chân lí. Sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là tìm cách thuyết phục người đọc (người nghe) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình.

3) Bước thứ ba: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc. Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người bình luận có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá; cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, nghĩ suy mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Nhưng sự bàn luận còn có tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nữa nếu người bình luận có thể bàn thêm về những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc, và bất ngờ nữa, mà hiện tượng đời sống được bình luận có thể gợi ra (như lời bàn được nêu trong mục II.3-SGK).

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status