Giải câu hỏi 1 (Trang 84 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1) – Phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trang 82 – 85 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1.
Đề bài:
Câu 1. Bài 1, 2
a) Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như… với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thấn là ai và thân phận họ như thế nào?
b) Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau. Anh (chị) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh? (Chú ý mối liên hệ giữa tấm lụa đào với phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; giữa ruột trong thì trắng với vỏ ngoài thì đen).
Trong nỗi đau đó, ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?
Trả lời:
a) Người than thân là người con gái, người phụ nữ với số phận buồn thương, bấp bênh, vô định, gặp nhiều trở ngại.
b) Hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:
→ Tấm lụa đào: tấm lụa đẹp, chỉ người con gái.
→ Phất phơ giữa chợ: số phận vô định, bấp bênh, không biết sẽ đi đâu về đâu.
⇒ Thể hiện nỗi đau về tương lai mờ mịt, bất định của người phụ nữ.
– Hình ảnh củ ấu gai ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”.
→ Của ấu gai vỏ ngoài thì đen: chỉ vẻ ngoài xù xì, kém xinh đẹp che lấp đi ruột trắng bên trong.
⇒ Thể hiện nỗi buồn về số phận gian truân, trắc trở khiến người phụ nữ vốn xinh đẹp (ruột trong thì trắng) trở nên xù xì, khắc khổ (củ ấu gai vỏ ngoài thì đen).
– Trong nỗi đau, nét đẹp của người phụ nữ vẫn hiện lên rõ nét.
→ Tấm lụa đào: tấm lụa quý, đẹp, chỉ vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ, vẻ đẹp thướt tha, mềm mại như tấm lụa.
→ Củ ấu gai dù vỏ ngoài xù xì nhưng ruột trong thì trắng: chỉ vẻ đẹp phẩm chất luôn ngời sáng của người phụ nữ dù số phận gian truân.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)