Giải câu hỏi 1 – Dấu chấm lửng (Trang 121 SGK ngữ văn 7 tập 2) – Phần soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121 – 123 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2.
Đề bài:
Câu 1. Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(Hồ Chí Minh)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn)
c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.
(Báo Hà Nội mới)
Trả lời:
a) Thể hiện còn nhiều nhân vật anh hùng nữa, chưa kể hết.
b) Lời nói của nhân vật bị ngắt quãng do gấp gáp, hoảng loạn.
c) Dấu chấm lửng thể hiện nội dung được nhấn mạnh phía sau.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)