X

Soạn bài – Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 117 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Giải câu 1 (Trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?

Trả lời:

a) – Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:

Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
– Miêu tả tâm trạng:

+ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng
+ Xót người tựa cửa hôm mai
– Vừa tả cảnh, vừa miêu tả tâm trạng:

+ Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung
+ Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b) Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa tạo ra sự mênh mang đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều, đến nỗi nàng phải lấy ánh trăng, lấy núi để ở chung (vẻ non xa tấm trăng gần ở chung). Những câu thơ tả cảnh nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết về đâu trước một tương lai mờ mịt.

c) Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc hoạ sinh động, chân thật hình tượng nhân vật, làm cho nội dung tác phẩm có chiều sâu.

Giải câu 2 (Trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

(Nam Cao, Lão Hạt)

Trả lời:

Cách miêu tả nội tâm lão Hạc của đoạn văn là cách miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ, … cho thấy nỗi buồn và sự dằn vặt đau đớn của lão Hạc khi buộc phải bán chó.

II. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Trả lời:

Gần đó, có một mụ mối muốn ngỏ ý viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, tức là học sinh trường Quốc Tử Giám ,quê ở huyện Lâm Thanh. Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi, tưởng rằng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn dắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào. Lúc bước vào lầu, mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sàng như một kẻ vô học. Mã thúc giục Kiều ra xem mặt. Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình, cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ. Kiều càng thấy tủi nhục hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã. Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay, thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trông ủ rũ, buồn bã nhưng vẫn là trang tuyệt sắc giai nhân làm say đắm lòng người. Sau khi ‘đắn đo cân sắc, cân tài’, Mã Giám Sinh lộ rõ bản chất con buôn chính hiệu, hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng với giá chỉ ngoài 400. Sau đó, nàng Kiều thực sự bước ra cuộc đời và gặp phải những biến cố xót xa, đau đớn …

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

Trả lời:

Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: “Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.

Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng ngọt ngào hỏi: “Ơ kìa, sao tiểu thư lại ra nông nỗi này? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà ở đời mà sâu sắc như tiểu thư là hiếm lắm! Gieo gió ắt phải gặt bão, thưa tiểu thư”. Thoạt đầu, thấy tôi không đập bàn thét lác gì mà tỏ ra mềm mỏng, ngọt nhạt Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn Thư thừa biết những người đàn bà “tình cảm” như thế mới thật “đáng sợ” ! Nhưng Hoạn Thư nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý, có tình. Trước thái độ của Hoạn Thư, tôi thấy bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, tôi có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh:

“Dưới cờ gươm tuốt nắp ra
Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”

Nhưng bây giờ biết xử ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết Hoạn Thư thì hoá ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen! Còn nếu ta tha HoạnThư thì sao nhỉ? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta còn cơ hội trả thù nữa? Nhưng người đời đã dạy: “Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù đó sao?” Ngẫm nghĩ hồi lâu, tôi quyết định hành xử theo lời dạy trên và bèn nói với Hoạn Thư: “Người tự biết mình có lỗi, có nghĩa là người không có lỗi! Vì vậy ta quyết định tha bổng cho tiểu thư”. Dứt lời tôi ra lệnh : “Lính đâu! Hãy đưa tiễn tiểu thư về tận nhà cho ta!”. HoạnThư cúi đầu chào từ biệt, nghẹn ngào xúc động nói nhỏ với tôi : ” Mong nàng hãy bảo trọng …”. Tôi khẽ gật đầu và cũng nói nhỏ với Hoạn Thư ” Chúc tiểu thư bình an …”

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Trả lời:

Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó_đồ lắm chuyện. Và rồi như tôi mong ước trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét(lớp trưởng) đi ngang qua.Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi phải vui mới đúng chứ nhưng không trong lòng tôi lại cảm thấy có lỗi và bản thân mình ích kỉ. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như là chuyện ngoài ý muốn. Ôi ! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho mình, lúc ấy tôi vui không xao tả xiết trong lòng nhẹ đi nhiều.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Câu 1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?

c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?

Trả lời:

a)

– Những câu thơ tả cảnh

– “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

– “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

………..

Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

– Những câu thơ tả tâm trạng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương những luống rày trông mai chờ

…………….…

Có khi gốc tử đã mười người ôm”

b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ mật thiết trong việc thể hiện nội tâm nhân vật. Những câu thơ tả cảnh cũng chính là để tả tâm trạng nhân vật.

c) Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong việc khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật, làm cho nhân vật trở nên gần gũi với chúng ta hơn.

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

(Nam Cao, Lão Hạt)

Trả lời:

Đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc thông qua cách miêu tả gián tiếp: qua nét mặt, cử chỉ…để giúp người đọc thấy được tâm trạng đau khổ, day dứt của Lão Hạc khi phải bán chó.

II. Luyện tập

Câu 1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Trả lời:

Gia đình gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Gần đó, có một mụ mối dẫn mối đến giúp Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, quê ở huyện Lâm Thanh. Mặc dù tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn ăn mặc chải chuốt, áo quần bảnh bao trông chẳng khác nào một gã trai lơ. Hắn còn dắt theo một bọn đầy tớ đi lại láo nháo, ồn ào. Hành động nhảy tót lên ghế ngồi còn chứng tỏ hắn là một kẻ vô học. Hắn thúc giục Kiều ra xem mặt. Thúy Kiều là con nhà gia giáo, đang sống trong cảnh êm đềm nay phải lâm vào bước đường này, nàng đau đớn, xót xa, tủi nhục cho thân phận của mình. Hắn còn bắt nàng vén tóc, bắt tay, thử tài. Sau khi “đắn đo cân sắc cân tài” xong, hắn mới lộ rõ bản chất của một gã buôn người chính hiệu khi cò kè từng đồng một và cuối cùng mua Kiều với giá hơn 400 lạng vàng…

Câu 2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

Trả lời:

Khi đóng vai Kiều Báo ân báo oán cần chú ý: khi trả ơn cho Thúc Sinh, Kiều tỏ thái độ trân trọng, biết ơn, gọi Thúc Sinh là “cố nhân”. Còn khi báo oán với Hoạn Thư, lúc đầu Kiều rất tức giận, muốn xử án Hoạn Thư một cách thích đáng nhưng sau khi nghe những lí lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều phân vân và cuối cùng Kiều lại tha bổng.

Câu 3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Trả lời:

Chú ý: Sau khi gây ra một chuyện có lỗi với bạn thường là tâm trạng hối hận, giày vò tìm cách chuộc lỗi với bạn. Hãy ghi lại tâm trạng đó bằng những dòng nội tâm kết hợp với kể chuyện.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment