Soạn bài – Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (Làm tại lớp)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (Làm tại lớp) trang 47 – 48 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (Làm tại lớp) đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (Làm tại lớp)

Câu hỏi: Lựa chọn một trong các đề bài ở mục II.2 – bài Ôn tập về văn bản thuyết minh, trang 36.

a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)

d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…)

e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.

g) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)

Trả lời:

Đề 1: Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

Giới thiệu về cây bút bi

Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi

Thân bài:

– Nêu nguồn gốc

+ Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút.

+ Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới.

– Nêu cấu tạo:

+ Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo.

+ Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này.

+ Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra.

+ Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường.

– Nêu công dụng:

+ Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người.

– Cách bảo quản:

Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực.

Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút.

Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinh

Đề 2: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em

Chọn thuyết minh về khu du lịch Tràng An

Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh Tràng An- Ninh Bình là điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo du khách.

Thân bài:

1. Lịch sử hình thành

– Là khu quần thể di sản thế giới

– Hệ thống núi đá vôi có tuổi địa chất 250 triệu năm

– Núi đá, hang động, hang động được vua Đinh Tiên Hoàng làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư

2. Vị trí địa lý

– Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km và cách cố đô Hoa Lư 3km đi về phía nam.

– Vùng lõi di sản Tràng An- Tam Cốc có diện tích 6172 ha, trở thành vùng bảo vệ đặc biệt nằm trong di sản thế giới Tràng An với diện tích 12252 ha.

– Tham quan khu quần thể danh thắng Tràng An chủ yếu bằng thuyền, để đi vào các hang động.

3. Cảnh quan thiên nhiên.

– Hang động

+ Có tới 31 hồ, 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài hơn 2 km như hang Địa Linh, Sinh Dược.

+ Hang động hình thành do nhũ đá bị phôi hóa tạo thành nhiều hang động đẹp như: hang Nấu Rượu, hang Cơm

+ Nhiều hang động được công nhận là di tích khảo cổ học như di tích hang Trống( có dấu vết của người tiền sử từ 3000- 30000 năm trước, di tích hang Bói (dấu ấn của cư dân cổ sống cách đấy từ 5000 đến 30000 năm), di tích mái đá Thung Bình, di tích mái đá Hang Chợ.

– Non nước:

+ Tràng An tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải đi thuyền quay ngược lại, quần thể được ví như trận đồ bát quái.

+ Điều kì diệu ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các hang động xuyên thủy có độ dài ngắn khác nhau.

4. Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa

Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất cố đô Hoa Lư, nơi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn lập ra nước Đại Cồ Việt.

Tràng An còn được gọi là Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao để che chở, phòng thủ cho kinh đô Hoa Lư bấy giờ.

– Các di tích văn hóa nổi bật: đền Trình, đền Tứ Trụ, đền Trần, Phủ Khống, hang Giọt, hang Bói….

Kết bài: Nêu cảm nghĩ ( niềm vui, niềm tự hào) về danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch và những người khảo cứu lịch sử.

Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản ( như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát…)

Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

Thân bài:

– Nguồn gốc:

+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

– Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)

+ Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.

+ Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.

+ Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.

– Bố cục thơ:

+ 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp

+ Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

– Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.

+ Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.

Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.

Đề 4: Thuyết minh về hoa mai.

Mở bài:

Giới thiệu về hoa mai là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, hoa mai là loại hoa đặc trưng của mùa xuân, được mang trang trí cho ngôi nhà của các gia đình Việt đặc biệt là gia đình người miền Nam.

Thân bài:

1. Nguồn gốc và các loại mai

Cây hoa mai có nguồn gốc từ trong rừng, vì nó có hoa nở lâu tàn, và màu sắc nổi bật nên được đưa về làm cảnh.

Mai có nhiều loại chủ yếu là các loại như mai vàng, mai tứ quý, mai trắng, mai chiếu thủy.

2. Cấu tạo cây hoa mai

+ Cây hoa mai là cây thân gỗ có chiều cao trung bình tầm 2m

+ Từ thân phân chia thành nhiều nhánh nhỏ, có màu xanh lục và tán luôn xòe rộng.

+ Loại hoa này phân bố nhiều ở những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh ở vùng đồng bằng Cửu Long.

3. Cách chăm sóc

+ Hoa mai thường được trồng trong các chậu lớn để làm cảnh.

+ Hoa mai ưa nơi sáng, không bị úng nước, người ta thường tuốt lá mai và bón phân để hoa mai ra đúng vào dịp Tết

4. Giá trị và ý nghĩa của hoa mai trong đời sống

+ Hoa mai làm đẹp thêm cho không gian sống.

+ Hoa mai tượng trưng cho sự sung túc, phú quý, may mắn

+ Hoa mai còn tượng trưng cho phẩm cách thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.

Kết bài: Khẳng định vị trí của giá trị mai trong cuộc sống. Cảm xúc khi được thưởng thức vẻ đẹp thanh cao của mai- một trong số “tứ quý” của bộ tranh “tứ bình”

Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.

1. Mở bài: Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể lấy những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài “Tiếng gà trưa” để dẫn đến việc giới thiệu loài gà).

2. Thân bài

– Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà.

– Khác với gà rừng, do được chăm sóc nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối.

– Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như: gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,…

– Xét về giới tính, có gà mái và gà trống:

+ Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa, khá lực lưỡng và oai vệ.

+ Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa.

+ Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, …

– Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục gọi đàn con đến ăn. Những lúc gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt.

– Vai trò của gà trong đời sống con người: gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.

– Vai trò của gà trong đời sống con người: gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.

+ Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người. Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,… Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh ga tô, bánh kem,…Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da. Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt.

+ Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như: gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,…

+ Lông gà qua xử lí hoá học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra, lông gà còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,…

+ Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá.

– Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.

+ Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh “tiếng gà”: “Trên đường hành quân xa- Dừng chân bên xóm nhỏ – Tiếng gà ai nhảy ổ – Cục cục tác cục ta – Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi”.

+ Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên.

+ Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp, chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà.

– Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam.

– Tuy nhiên, hiện nay, do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.

3. Kết bài

– Khẳng định vị trí của loài gà.

– Tình cảm của em với loài vật nuôi này.

Đề 6: Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (áo dài)

1. Mở bài: Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước. Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

2. Thân bài:

*Lịch sử chiếc áo dài

a. Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 -1765). Do sự di cư của hàng vạn người

Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã sáng tạo ra chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt.

b. Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.

c. Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy xắn quai cồng tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân. Còn áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng. Áo tứ thân không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang theo những ý nghĩa rất đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà (vạt áo) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.

d. Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.

e. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.

h. Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội, chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

* Cấu tạo

a. Các bộ phận

– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…

– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước) làm nổi bậc chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.

– Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.

– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.

– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

b. Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài

Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

* Công dụng

Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra, ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

* Bảo quản

Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

3. Kết bài

– Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời…

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh (Làm tại lớp)

Câu hỏi: Lựa chọn một trong các đề bài ở mục II.2 – bài Ôn tập về văn bản thuyết minh, trang 36.

Đề 1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)

Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…)

Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.

Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)

Trả lời:

Đề 1: Giới thiệu một đồ dùng trong sinh hoạt

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt.

2. Thân bài:

– Hình dáng:

+ Hình dáng chung của kính: phẳng, vếch, cong, quặp.

+ Hình dáng của mắt kính: tròn, bầu dục, ô van.

+ Gọng kính: bản to, bản nhỏ, thanh, mảnh.

– Màu sắc:

+ Mắt kính: trắng, nâu, ghi, xanh

+ Gọng kính: trắng, xám, nâu.

– Chất liệu:

+ Mắt kính: mi ca, kính.

+ Gọng kính: đồi mồi, I nốc, sắt, nhựa.

– Các loại kính:

+ Kính râm

+ Kính lão

+ Kính cận

+ Kính bảo hộ lao động

+ Các loại kính chuyên dụng khác.

– Cách bảo quản

+ Đựng trong hộp trong bao để tránh xây xước, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của kính.

+ Không để mặt kính sát xuống mặt bàn, mặt ghế tránh xây xước, làm mờ mặt kính.

– Tác dụng:

+ Kính râm chắn bụi, chắn gió bảo vệ đôi mắt của con người.

+ Kính cận, kính lão giúp đọc sách, báo rõ chữ.

+ Kính có thể là đồ trang sức làm tôn vẻ đẹp của khuôn mặt.

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của chiếc kính đeo mắt.

Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

1. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.

2. Thân bài.

– Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?

– Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).

– Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,…

– Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,…).

3. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.

Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học (thất ngôn bát cú, Đường luật)

1. Mở bài:

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

2. Thân bài:

Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc. Luật bằng trắc đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển, cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nói về vấn đề luật bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất

– tam

– ngũ bất luận, còn các tiếng: nhị

– tứ

– lục phân minh. Thể thơ này thường ngắt nhịp 4/3. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật). Chú ý: Học sinh tự lấy các văn bản đã học làm ví dụ minh họa. (Có thể lấy bài “Bạn đến chơi nhà”, “Quan Đèo Ngang”,…)

3. Kết bài:

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác. Thể thơ này thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương, đất nước, thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

Đề 4: Giới thiệu về một loài hoa

1. Mở bài: Tết đến trăm hoa đua nở, loài hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng mang trên mình một màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mới. Miền Bắc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà.

2. Thân bài

– Nguồn gốc, xuất xứ: Học sinh có thể giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ khoa học hoặc nguồn gốc xuất xứ theo sự tích, truyền thuyết của dân tộc Việt Nam…

– Một số đặc điểm: Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái. Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai công thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói, cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh…

– Phân loại: Mai có nhiều loại:

+ Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo.

+ Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2, 3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng.

+ Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ.

+ Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.

+ Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc.

– Công dụng, ý nghĩa: Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn.

3. Kết bài

– Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân.

– Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.

Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.

a) Mở bài.

Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình).

b) Thân bài.

Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật:

– Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú.

– Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản,…).

– Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người.

c) Kết bài.

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.

Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)

a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau:

– Hình dáng, màu sắc của sản phẩm;

– Nguyên liệu tạo nên sản phẩm;

– Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó;

– Các bộ phận, các phần của sản phẩm;

– Công dụng;

– Giá trị văn hoá của sản phẩm;

b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý:

– Xuất xứ của trò chơi.

– Miêu tả cách chơi:

+ Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều).

+ Khi tiến hành trò chơi.

– Ý nghĩa văn hoá của trò chơi.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status