Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42 – 43 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh
I. Đề bài:
Đề 1. Cây lúa Việt Nam.
Đề 2. Cây… ở quê em. (Đây là dạng đề chưa hoàn tất, dành để giáo viên và học sinh lực chọn, bổ sung. Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế mỗi địa phương.)
Đề 3. Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
Đề 4. Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em. (Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế mỗi địa phương.)
II. Yêu cầu
1. Điều tra, tìm hiểu để nắm bắt đúng đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
2. Biết kết hợp phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết.
Trả lời:
Đề 1: Cây lúa Việt Nam
Mở bài: Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).
Thân bài:
– Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.
– Đặc điểm cây lúa:
+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.
+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.
+ Cấu tạo: rễ, thân, ngọn.
– Phân loại: có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).
– Cách trồng lúa:
+ Gieo giống: hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.
+ Cấy lúa: cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.
+ Chăm sóc: thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,… Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.
+ Gặt lúa: khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.
– Sản phẩm từ cây lúa:
+ Lương thực thiết yếu.
+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi: các loại bánh, cốm, cơm lam,…
+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò…
+ Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.
+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.
Kết bài: Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.
Đề 2: Cây … ở quê em.
Các em dựa vào dàn ý của Đề 1 để hoàn thiện bài.
Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Loài chó)
Mở bài: Giới thiệu chó là loài động vật thông minh và tình cảm, là loài vật nuôi quen thuộc trong rât nhiều gia đình.
Thân bài:
– Đặc điểm, hình dáng: có 4 chân, lớp lông tùy từng loại mà có sự khác nhau, cơ thể chó dài và to, chiếc mõm dài thường hay lè lưỡi, đặc biệt chó có 3 mí mắt…
– Đặc tính:
+ Quá trình phát triển: mang thai trong bụng mẹ 60 – 62 ngày, sau 4 tuần tuổi có thể có 28 chiếc răng.
+ Tai và mũi cực thính, nhưng thị giác lại rất kém. Chó có 2 lớp lông, răng sắc nhọn, chạy rất nhanh
+ Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen.
+ Vô cùng trung thành với chủ.
– Vai trò:
+ Trông giữ nhà cửa.
+ Thú cưng của con người.
+ Chó nghiệp vụ phục vụ điều tra.
Kết bài: Đánh giá chung về loài chó.
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em. (vẻ đẹp thắng cảnh chùa Hương).
Mở bài: Giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó và nét đặc sắc mà em muốn nói tới: vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hương.
Thân bài:
– Giới thiệu chung về vị trí địa lí của toàn bộ khu vực chùa Hương.
– Dãy núi đá vôi tồn tại từ hơn 200 triệu năm mang vẻ đẹp kì thú với những tên gọi mang tính bí ẩn (Núi Long. Ly, Quy, Phượng…)
– Suối không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh.
– Động thực vật phong phú ,quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng.
– Các hang động huyền bí, ảo diệu.
– Những ngôi chùa đầy màu sắc tâm linh.
-> Khu thắng cảnh chùa Hương được hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời, có núi sông, có hang động có chùa chiền. Một khung cảnh kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Kết bài: Cảm nghĩ của em (tự hào về di tích, thắng cảnh).
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh
Tham khảo đề 1: Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
Hướng dẫn lập dàn ý:
– Mở bài: giới thiệu chung về cây lúa (hoặc một loài cây nào đó) trên đồng ruộng Việt Nam (hoặc ở quê em).
– Thân bài:
+ Lúa là một loài cây nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Hàng năm, việc thu hoạch lúa gạo đã cung cấp nguồn lương thực chính cho người dân.
+ Cây lúa gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam. Nền văn minh lúa nước sông Hồng có ngàn năm nay (có thể dẫn vài câu ca dao nói về sự gắn bó của người dân Việt Nam với cây lúa).
+ Nghề trồng lúa có nhiều gian nan, phụ thuộc vào đất đai, thời tiết, người nông dân vất vả một nắng hai sương trông lúa làm ra hạt gạo (có thể đưa số liệu về tính thời vụ của cây lúa, trích một vài câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm trồng lúa của người Việt Nam).
+ Việt Nam có 2 vựa lúa lớn: châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, châu thổ đồng bằng Nam Bộ ; ngoài ra lúa được trồng dải đồng bằng ven biển miền Trung, trên các thung lũng giữa các vùng núi cao (cánh đồng Mai Châu, Mường Thanh…) trồng trên nương… Lúa là nguồn cung cấp lương thực chính (có thể lấy số liệu lương thực thu và xuất nhập khẩu hàng năm ở Việt Nam) ; nhà nước đầu tư để tạo ra các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, vừa ngon vừa cho năng suất cao.
+ Có nhiều sản phẩm được làm từ cây lúa: sản xuất cồn, rượu, sản xuất bột mĩ phẩm, sản xuất hãng mĩ nghệ từ cây lúa (hàng bện bằng rơm rạ), sản xuất giấy, than hoạt tính, phân bón từ vỏ trấu, từ rơm rạ… không kể việc người nông dân dùng thân cây lúa lợp mái nhà, làm phên và từ xa xưa làm áo tơi, ổ rơm… (có thể trích các câu ngạn ngữ: no cơm tấm, ấm tổ rơm…).
+ Cây lúa được tôn vinh trong đời sống Việt Nam (kể tên một số lễ hội đình đám liên quan đến việc trồng lúa: hội xuống đồng, lễ cúng cơm mới, hội vào mùa, lễ cầu mua… tục dâng thờ cúng cơ…).
+ Cây lúa với tuổi thơ ở nông thôn Việt Nam: đi giữa biển lúa vàng, ngửi hương lúa mới, mùi rơm rạ… chạy trên những cánh đồng vừa gặt, những kỉ niệm gắn với ngày hội xuống đồng, những ngày cùng gặt, những kỉ niệm gắn với ngày hội xuống đồng, những ngày cùng cha mẹ gieo, cấy, gặt hái, phơi thóc…
– Kết bài: Cây lúa là cây lương thực quý, có vị trí đặc biệt trong tình cảm của người nông dân Việt Nam.
Tham khảo đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. (Con trâu)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề: thuyết minh về con trâu
Thân bài
* Nguồn gốc của con trâu
– Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
– Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
* Đặc điểm của trâu
– Trâu là loài động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
– Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
* Lợi ích của trâu
– Trong đời sống vật chất thường ngày
+ Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,
+ Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
+ Trâu có thể lấy thịt
+ Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
– Trong đời sống tinh thần
+ Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
+ Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
+ Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
Kết bài: Tổng kết vấn đề
Tham khảo đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Thân bài
– Giới thiệu nguồn gốc của danh lam thắng cảnh.
+ Vị trí của danh lam thắng cảnh (ở địa phương nào?)
+ Nguồn gốc từ đâu, từ bao giờ và được ai khám phá?
+ Danh lam thắng cảnh đó được mở mang và phát triển như thế nào?
+ Sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về danh lam thắng cảnh đó.
– Giới thiệu về kiến trúc:
+ Miêu tả về những nét đặc sắc nhất của thắng cảnh.
+ Phân tích những nét đặc sắc nhất
– Vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Kết bài: Tổng kết vấn đề
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment