Soạn bài – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận trang 136 – 137 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

Giải đề 1 – (Trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

– Giải thích ý nghĩa của câu nói: “Tôn sư trọng đạo”

+ Thế nào là “Tôn sư”?

+ “Đạo” có nghĩa là gì?

+ Thế nào là “Tôn sư trọng đạo”

– Phân tích và chứng minh: “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

+ Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.

+ Coi trọng việc học hành.

+ Coi trọng đạo lí làm người, đề cao nhân nghĩa …

– Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:

+ Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?

+ Những gì được tiếp tục phát huy? Những gì có sự bổ sung, phát triển? Những hiện tượng nào cần lên án?

– Cần phải làm thế nào để phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong một thời đại mới?

Trong thời đại mới, việc “Tôn sư trọng đạo” cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và dân chủ. Tôn sư trọng đạo không phải chỉ là một việc làm mang ý nghĩa hình thức. Nó phải xuất phát từ sự tôn kính thực sự của mỗi cá nhân.

– Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của câu nói.

Giải đề 2 – (Trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau đó trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

Trả lời:

– Giải thích:

+ Thế nào là những thói xấu của con người?

+ “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”. Ba sự so sánh khác nhau như nào về nghĩa?

+ Ý nghĩa chung của cả câu nói là gì?

– Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:

+ Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.

+ Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì “Thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” (khía cạnh đúng của ý kiến).

+ Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).

– Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung.

– Khẳng định tính đúng đắ của ý kiến đã nêu ra ở đề bài.

Giải đề 3 – (Trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.

Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

Trả lời:

– Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?

– Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường)

– Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? …)

– Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).

Giải đề 4 – (Trang 136 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

Trả lời:

1. Mở bài

– Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.

– Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.

2. Thân bài

– Giải thích ý kiến thứ nhất.

– Giải thích ý kiến thứ hai.

– Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).

3. Kết bài

– Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.

– Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận

Đề 1.

Dân tộc ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Trả lời:

Dàn ý:

* Mở bài: Dân tộc ta có nhiều truyền thống quý báu, được đúc kết qua nhiều thế hệ. Những truyền thống ấy là biểu hiện của những mối quan hệ trong xã hội, từ quan hệ giữa vua và tôi, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa vợ và chồng,… Một trong những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống thường ngày của mỗi người chính là quan hệ thầy – trò. Trong mối quan hệ này, truyền thống quý báu mà lớp lớp người đi trước truyền lại cho đời sau chính là truyền thống Tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy có từ bao giờ? Và nó đang được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Giải thích từ ngữ: Tôn sư trọng đạo:

+ Tôn sư: lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy

+ Trọng đạo: đề cao, xem trọng đạo lý

⇒ Tôn sư trọng đạo: là tôn kính thầy và trọng đạo lí ⇒ truyền thống quý báu của dân tộc ta.

– Luận điểm 2: Tôn sư trọng đạo có từ bao giờ?

+ Không ai rõ có từ bao giờ, nhưng trong mỗi con người, nó bắt đầu hình thành từ khi được đi học.

+ Từ xưa, đạo lí này đã vô cùng sâu sắc, trở thành một điều tôn nghiêm.

+ Người xưa đã dạy: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy ⇒ cần phải tôn trọng những người dạy cho mình dù là thời gian ngắn hay dài

– Luận điểm 3: Biểu hiện của truyền thống Tôn sư trọng đạo trong thực tế cuộc sống hiện nay

+ Truyền thống tổ chức lễ hiến chương các nhà giáo 20/11.

+ Nỗ lực cố gắng học hành của học sinh để báo đáp công ơn thầy cô.

+ Tình cảm thầy trò thông qua những câu chuyện thực tế (học trò cũ thành công về thăm thầy).

+ Sự tôn trọng những người dạy cho mình không chỉ là kiến thức sách vở mà còn cả kiến thức đời sống: phụ bếp biết ơn người đầu bếp chỉ dạy cho mình, người thợ phụ biết ơn người thợ cả tôi luyện mình,…

+ Đặt trong sự tương quan so sánh với những biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô và coi thường đạo lí

+ Liên hệ với những biểu hiện của truyền thống này ở các nước khác.

* Kết bài: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu không chỉ của dân tộc ta mà còn của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Truyền thống ấy đã và đang được biểu hiện rất rõ nét trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Đây là một truyền thống tốt đẹp, cần phải được gìn giữ và phát huy.

Đề 2.

Có ý kiến cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau đó trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

Trả lời:

Dàn ý:

* Mở bài: Con người không có ai là hoàn hảo. Một người tốt bụng nhất cũng có những thói xấu của riêng mình. Thói xấu đó có thể là những thói quen xấu hàng ngày, không ảnh hưởng đến ai, nhưng cũng có thể gây hại đến mọi người nếu thói xấu đó phát triển. Có người cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục là biến thành ông chủ nhà khó tính

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Giải thích câu nói:

+ Thói xấu ban đầu là những người khách qua đường: thói xấu ban đầu chỉ là những tật xấu nhỏ ở mỗi con người.

+ Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà: thói xấu không sửa lâu dần sẽ thành thói quen khó bỏ.

+ Và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính: thói xấu nếu tồn tại lâu trong con người sẽ trở nên đáng sợ và nguy hiểm, nó có thể làm mất bản chất lương thiện ở con người

– Luận điểm 2: Biểu hiện của thói xấu trong đời sống:

+ Là những thói hư tật xấu khiến con người mất dần hình tượng trong mắt người khác: nói xấu người khác, gây mất trật tự an ninh, chen lấn, xô đẩy, hút thuốc nơi công cộng,…

⇒ Những thói xấu tồn tại lâu dần sẽ thành tật xấu khó bỏ.

+ Thói xấu ảnh hưởng đến cộng đồng: chen lấn gây tắc đường, xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường,….

Kết bài: Kết luận lại vấn đề.

Đề 3.

Hưởng ứng đợt thi đua Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp do Đàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn lớp 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.

Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

Trả lời:

Dàn ý:

* Mở bài: Đặt vấn đề:

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi và bức thiết hiện nay. Để gìn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, chúng ta phải cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. Đối với học sinh chúng ta, việc bảo vệ môi trường xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất, điển hình như việc bảo vệ mái trường của chúng ta.

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Thế nào là mái trường xanh, sạch, đẹp?

+ Là môi trường học tập trong lành, không rác thải bừa bãi.

+ Là ý thức giữ gìn vệ sinh chung của giáo viên và học sinh.

+ Là những nỗ lực bảo vệ môi trường học đường của giáo viên và học sinh.

– Luận điểm 2: Trường chúng ta hiện này như thế nào?

+ Nêu thực trạng chung môi trường học đường của các trường học hiện nay.

+ Nêu thực trạng môi trường của ngôi trường em đang theo học.

+ Môi trường đó ô nhiễm đến mức nào? Có điều gì cần cải thiện? Điều gì cần phát huy?

– Luận điểm 3: Làm thế nào để trường chúng ta xanh, sạch, đẹp?

+ Tổ chức các buổi trực nhật, lao động hàng tuần.

+ Tổ chức một đội Thanh niên tự quản hoặc phân công Sao đỏ trực trường, phát hiện những trường hợp xả rác, gây ô nhiễm.

+ Bản thân mỗi người tự giác giữ gìn, bảo vệ môi trường.

* Kết bài: Tổng kết vấn đề

Đề 4.

Học bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

Trả lời:

Dàn ý:

* Mở bài: Đặt vấn đề:

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc. Khi học bài thơ này, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện môt hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

* Thân bài:

– Luận điểm 1: Lí lẽ, bằng chứng dẫn đến sự khác nhau giữa hai quan điểm:

+ Quan điểm thứ nhất: sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì.

+ Quan điểm thứ hai: sự hổ thẹn là biểu hiện hoài bão lớn lao.

– Luận điểm 2: Ý kiến của bản thân về những hoài bão lớn lao

+ Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài.

+ Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.

* Kết bài: Tổng kết vấn đề

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status