Soạn bài: Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà)

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà) trang 84, 85 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà), sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà)

Giải đề 1 (Trang 85 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác phẩm đó (tác giả, thời gian, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa chính của nó).

2. Thân bài

– Giới thiệu về tác giả của tác phẩm:

+ Nên nói những điểm chính liên quan đến tác phẩm, như tiểu sử …

+ Hoàn cảnh tác giả sáng tác nên tác phẩm đó.

– Giới thiệu về tác phẩm:

+ Nó nằm trong 1 tập truyện nào đó, thời gian ra đời của nó gắn liền với cuộc đời tác giả.

+ Kết cấu của tác phẩm và tóm tắt sơ lược về tác phẩm.

+ Nói về các nhân vật có trong tác phẩm (nếu có).

+ Về tính cách và điều mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật.

+ Nội dung và ý nghĩa chính của tác phẩm đó.

+ Những chi tiết tiêu biểu và những hình ảnh làm nên giá trị của tác phẩm đó.

+ Nghệ thuật của tác phẩm đó.

+ Điều mà tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.

+ Điều mà em cảm nhận và nhận thấy khi được học / đọc được tác phẩm đó.

+ …

3. Kết bài

– Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.

– Vị trí của tác phẩm trong nền văn học.

Giải đề 2 (Trang 85 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thuyết minh về một tác giả văn học.

Trả lời:

Đề bài: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về vị trí Nguyễn Trãi trong nền văn học.

Thân bài:

– Cuộc đời:

+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, nhà chính trị và nhà thơ dưới thời nhà Hồ và Lê sơ. Sống trong ba thời đại đầy biến động của lịch sử Trần – Hồ – Lê.

+ Gia đình, quê quán.

+ Từng làm quan thời nhà Hồ, mười năm phiêu bạt. Ông cũng từng làm quân sư cho Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Chịu nỗi oan Lệ Chi Viên trong lịch sử, bị tru di tam tộc.

– Sự nghiệp văn học: Văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, …), lịch sử (Lam Sơn thực lục), địa lí (Dư địa chí), thơ phú (Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục)…

– Điểm nổi bật về nội dung sáng tác: Sáng tác mang khuynh hướng Nho gia, tư tưởng nhân nghĩa, lòng trung với nước, đôi khi là lối sống ẩn dật, xa lánh đời.

Kết bài: Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Ông đã đem đến cho nền văn học nước nhà những đóng góp to lớn về văn học cũng như tư tưởng.

Giải đề 3 (Trang 85 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thuyết minh về một thể loại văn học

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể loại văn học đó

Thân bài: Thuyết minh về thể loại văn học

+ Xuất xứ, nguồn gốc, lịch sử hình thành thể loại văn học: ra đời vào khoảng thời gian nào, ở nền văn học nào.

+ Đặc trưng thể loại: ngôn từ, hình ảnh, niêm, luật, đối hay cốt truyện,… có đặc điểm ra sao.

+ Những tác phẩm nổi tiếng được sáng tác bằng thể loại ấy.

+ Hiện nay thể loại văn học này có còn được sử dụng và phát triển hay không.

Kết bài: Kết luận, mở rộng nâng cao vấn đề.

Giải đề 4 (Trang 85 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

Trả lời:

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

– Vài nét về Trương Hán Siêu.

– Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đong nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

Giải đề 5 (Trang 85 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

Giới thiệu về “Truyện Kiều”: là kiệt tác của Nguyễn Du, là tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

2. Thân bài

a) Giới thiệu về Nguyễn Du:

– Cuộc đời:

+ Tên, hiệu, năm sinh năm mất: tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), mất năm Canh Thìn (1820).

+ Quê hương: quê cha ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà TĨnh; quê mẹ ở Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long. Nhờ đó, Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.

+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống làm thơ văn và say mê ca kĩ.

+ Thời đại: sinh ra và lớn lên trong thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội của xã hội phong kiến.

+ Cuộc đời: đầy bi kịch, Nguyễn Du sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải ở với anh trai là Nguyễn Khản. Gia đình tan tác, bản thân ông cũng đã từng lưu lạc “mười năm gió bụi “ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống quý giá, và sự am hiểu sâu sắc vốn văn hóa dân gian.

+ Nguyễn Du làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn. Ông là vị quan thanh liêm, được nhân dân tin yêu, quý trọng.

– Sự nghiệp văn học đồ sộ với những kiệt tác ở nhiều thể loại:

+ Các tác phẩm văn học của Nguyễn Du: thơ chữ Hán, Nguyễn Du có 3 tập thơ (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm, Nguyễn Du có hai kiệt tác “Truyện Kiều “và “Văn tế thập loại chúng sinh “.

+ Nội dung:

Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo – một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

+ Nghệ thuật:

Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

b) Giới thiệu về “Truyện Kiều”

Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.

Thể loại: truyện Nôm bác học.

Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.

– Giá trị tư tưởng:

+ Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.

+ Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.

+ Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.

+ Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với “con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

+ Nghệ thuật tự sự mới mẻ.

+ Thể loại.

+ Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, …

+ Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Du.

3. Kết bài

Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học (Bài làm ở nhà)

Đề 1. Thuyết minh về tác phẩm văn học

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học.

Thân bài: Thuyết minh về tác phẩm văn học ấy.

+ Nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm văn học: tác phẩm này là tác phẩm văn học của nước nào, của tác giả nào, được sáng tác vào giai đoạn nào.

+ Vị trí của tác phẩm văn học ấy đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học của dân tộc ấy và đối với nền văn học toàn nhân loại.

+ Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ấy; tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào, ngôn ngữ, hình ảnh có gì đáng chú ý,… (trọng tâm của bài thuyết minh)

+ Tác phẩm văn học gửi gắm những nội dung, tư tưởng sâu sắc gì tới người đọc (trọng tâm của bài thuyết minh)

Kết bài: Cảm nhận khái quát của bản thân về tác phẩm văn học được nói đến ở trên, suy nghĩ mở rộng nâng cao về giá trị của văn học đối với đời sống con người.

Đề 2. Thuyết minh về tác giả văn học.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả văn học (tên, là tác giả của thời kì văn học nào, đất nước nào)

Thân bài: Thuyết minh về tác giả

+ Cuộc đời của tác giả.

+ Sự nghiệp văn học: quá trình sáng tác, có những tác phẩm nào, sáng tác những thể loại nào, thành công nhất ở mảng đề tài nào,…làm nổi bật nội dung, giá trị của một số tác phẩm tiêu biểu (trọng tâm của bài thuyết minh)

+ Phong cách riêng của tác giả ấy là gì.

+ Đóng góp của tác giả văn học này đối với sự phát triển nền văn học nghệ thuật.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về tác giả đó.

Thuyết minh kết hợp một tác giả, tác phẩm

Gợi ý làm bài: Đọc kĩ các phần tiểu dẫn trong SGK để thu nhận thông tin và học hỏi cách viết. Khi làm dạng đề này, học sinh kết hợp những luận điểm từ bài thuyết minh về một tác giả và một tác phẩm văn học, bên cạnh đó, bổ sung thêm ý liên kết giữa tác giả và tác phẩm:

+ Tác phẩm ấy có tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả hay không, có thể hiện được đặc trưng phong cách nghệ thuật và tài năng, tư tưởng của tác giả hay không.

Đề 3.Thuyết minh về Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

Thân bài:

– Vài nét về Trương Hán Siêu.

– Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

+ Hoàn cảnh sáng tác: khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, khi nhà Trần có dấu hiệu suy thoái.

+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.

+ Thể loại: lối phú cổ thể.

+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên xoay vần của tạo hóa.

+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

-> Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

+ Nghệ thuật: Đỉnh cao nghệ thuật của thể phú với cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng triết lí sâu xa.

Kết bài: Tổng kết về tác giả và tác phẩm.

Đề 4. Thuyết minh về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Trả lời:

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.

– Giới thiệu về Truyện Kiều: tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Thân bài:

a. Về tác giả Nguyễn Du:

– Cuộc đời: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Quê cha Hà TĨnh, quê mẹ Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long -> Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.

+ Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống thơ văn.

+ Thời đại: sống trong thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến. Từng làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn.

+ Cuộc đời đầy bi kịch: sớm mồ côi cha mẹ, phải ở với anh trai Nguyễn Khản. Ông từng lưu lạc “mười năm gió bụi” ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống, vốn hiểu biết quý giá về văn học dân gian.

– Sự nghiệp văn học đồ sộ, đa dạng về thể loại:

+ Các tác phẩm: thơ chữ Hán (3 tập: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm: Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh.

+ Nội dung thơ văn:

– Giá trị hiện thực, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

– Tinh thần nhân đạo sâu sắc: hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

+ Nghệ thuật:

– Về thể loại: đưa hai thể thơ truyền thống đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

– Về ngôn ngữ: làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

-> Kết luận: Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

b. Về tác phẩm Truyện Kiều:

– Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).

– Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.

– Nguồn gốc: Truyện Kiều sáng tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

– Thể loại: truyện Nôm bác học.

– Tóm tắt ngắn gọn về tác phẩm.

– Giá trị tư tưởng:

+ Khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.

+ Thương cảm thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.

+ Phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự mới mẻ.

+ Thể loại lục bát chữ Nôm đặc sắc.

+ Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, …

Kết bài: Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status