Soạn bài – Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh trang 53 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Giải đề 1 (Trang 53 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương.

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu

– Nằm trong núi đá vôi, rừng nhiệt đới, …

– Hệ thống hang động đẹp lộng lẫy, …

– Con sông ngầm dài nhất thế giới

2. Thân bài

Vị trí – đặc điểm:

– Núi đá vôi, Kẻ Bàng, cách Đồng Hới 50km về phía Tây …

– Nhiều nhánh, dài trên 20k, …

– Mới khám phá nhánh dài nhất là một phần sông ngầm Nậm Aki, sông Son là một phần lộ ra mặt đất.

– Động Phong Nha, Động Răng Gió.

Du lịch:

– Chèo thuyền

– Mùa mưa sông Son dâng nước cao khuất cửa hang không thể tham quan

Tương truyền trong lịch sử:

– Hơn 100 năm trước, vua Hàm Nghi ẩn mình nơi đây cùng cận thần ra chiếu Cần Vương

Miêu tả động:

– Cửa động rộng 20m, cao 10m, có nhủ đá …

– Động chính gồm: 14 buồng, nối thành hành lang dài 1500m …

– Ngược dòng lên 800m từ cổng là hang nước cạn …

3. Kết bài

– Động nằm trong rừng nguyên sinh Kẻ Bàng: còn nguyên sơ, tinh khôi …

– Tham quan, bảo tồn món quà mà thiên nhiên đã ban tặng.

Giải đề 2 (Trang 53 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu về loại hình ca nhạc hay sân khấu mà ta định giới thiệu là gì (quan họ, tuồng, chèo, hát ví, hát xoan, hát trống quân, …)

2. Thân bài

– Trong tổng thể văn hoá nó thuộc về văn hoá dân gian hay văn hoá hiện đại? Điểm đặc biệt nhất của loại hình ca nhạc hay sân khấu đó là gì? (quan họ, si, lượn, thổn thức, trong sáng, …)

– Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

+ Loại hình nhạc (sân khấu) đó xuất phát ở đâu? Vùng đất ấy có đặc điểm như thế nào?

+ Nét sinh hoạt văn hóa đó thường diễn ra ở đâu? (Trong lao động hay trong mùa lễ hội)

+ Đặc điểm nội dung các câu hát, điệu hát là gì? Cách phối khí ra sao? Trang phục của người diễn có gì đặc biệt? …

+ Đánh giá vai trò, vị trí của loại hình nhạc (sân khấu) có trong đời sống văn nghệ nói riêng và đời sống tinh thần của dân tộc nói chung.

3. Kết bài

Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hóa tinh thần đó là là?

Giải đề 3 (Trang 53 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

Trả lời:

– Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

– Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

– Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

– Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

+ Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

+ Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

+ Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những “bí quyết nhà nghề” có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

+ Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? …)

Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

+ Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những “bí quyết” riêng).

+ Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

+ Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

Giải đề 4 (Trang 53 SGK ngữ văn 10 tập 2)

Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Trả lời:

1. Mở bài

Giới thiệu tên, địa danh, thời gian mà lễ hội diễn ra.

2. Thân bài

– Điểm độc đáo của lễ hội là gì? (Ví dụ: lễ hội chợ Viềng (Nam Định), mỗi năm chỉ họp một phiên, …)

– Giới thiệu cụ thể về lễ hội:

+ Nguồn gốc của lễ hội (gắn với những sự tích hay sự kiện gì đặc biệt.)

+ Miêu tả tóm tắt những nghi thức và các trò chơi có tính truyền thống trong lễ hội. Chú ý nêu những ý nghĩa của các nghi thức trong xã hội.

+ Nét đặc trưng của lễ hội này (để phân biệt với các lễ hội khác) là ở những điểm gì?

+ Lễ hội trong thời đại đã có những thay đổi gì ra sao?

+ Lễ hội trong con mắt du khách, …

3. Kết bài

Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội văn hóa ấy, …

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Đề 1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương.

Trả lời:

Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương học sinh chú ý làm rõ các đặc điểm về địa lý, ý nghĩa xã hội, văn hóa, ý nghĩa tinh thần của thắng cảnh đó đối với con người, từ đó bộc lộ tình yêu với những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Nên chọn những địa điểm mà em đã từng ghé thăm hoặc có nhiều hiểu biết về nó.

Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em muốn nói đến (tên của danh lam thắng cảnh ấy là gì, nằm ở đâu, thuộc xã, huyện, thành phố hay tỉnh nào).

Thân bài:

+ Luận điểm 1: Nêu nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành của danh lam thắng cảnh (danh lam thắng cảnh được phát hiện ra từ khi nào, bởi ai, gắn với triều đại hay khoảng thời gian nào,…)

+ Luận điểm 2: Giới thiệu những điểm nổi bật, quan trọng và hấp dẫn của danh lam thắng cảnh (có cấu trúc như thế nào, gồm bao nhiêu phần chính, khi tham quan, du lịch tại danh lam thắng cảnh này du khách phải chú ý những điều gì, có điểm gì đặc biệt thu hút khách du lịch đến đây,…)

+ Luận điểm 3: Giới thiệu về ý nghĩa của danh lam thắng cảnh ấy đối với đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần của con người.

-> Đối với những người dân sinh sống tại địa phương ấy (danh lam thắng cảnh mang lại cho họ niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương, mang đến cho họ cơ hội phát triển ngành du lịch, ngành nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh ấy có gắn liền với câu chuyện lịch sử hay truyền thuyết nào hay không,…)

-> Đối với người Việt Nam nói chung: niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước trước bạn bè, du khách năm châu , bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong lòng mỗi con người.

Kết bài: Suy nghĩ của em về danh lam thắng cảnh ấy (em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của cảnh đẹp ấy, theo em con người cần phải có ý thức bảo tồn, giữ gìn vẻ đẹp của danh lam ấy hay không,…)

Đề 2. Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về loại hình ca nhạc (sân khấu) mà ta muốn thuyết minh (quan họ, tuồng, chèo, hát xoan, hát xẩm, …)

Thân bài:

– Vị trí của loại hình ca nhạc đó trong tổng thể nền nghệ thuật dân tộc Việt.

– Nguồn gốc hình thành, vùng đất phổ biến và phát triển loại hình đó.

– Thời gian diễn ra sinh hoạt văn hóa đó : trong lao động hay trong lễ hội.

– Đặc điểm của các câu hát (màn diễn với loại hình sân khấu) :

+ Giọng hát thanh cao, dễ đi vào lòng người, câu hát như các lời ru…

+ Cách phối khí của điệu nhạc.

+ Trang phục người hát, người diễn.

– Đánh giá, đưa ra cảm nhận của người nghe, người xem khi được thưởng thức màn diễn ca nhạc, hay sân khấu đó.

Kết bài: Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hóa tinh thần đó.

Đề 3. Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).

Thân bài:

– Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.

– Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.

– Quá trình tạo nên những hạt cốm: từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …

– Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.

– Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.

Đề 4. Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu tên lễ hội và nét đẹp của phong tục truyền thống (hay khí thế sôi nổi của thời đại) được ghi lại lễ hội ấy.

Thân bài:

– Giới thiệu thời gian, địa điểm của lễ hội: Diễn ra vào cuối năm, trên mọi miền đất nước.

– Đặc điểm độc đáo: Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất của nước ta, có lịch sử truyền thống lâu đời.

– Nguồn gốc của lễ hội: gắn với rất nhiều sự tích và sự kiện : Sự tích Lang Liêu (về nguồn gốc bánh chưng bánh dày), sự tích cây nêu, sự tích cây đào, cây mai…

– Những nghi thức truyền thống diễn ra: ngày 23 tháng Chạp (tết ông Công ông Táo), sắm sửa tết những ngày 1, 2, 3 tháng Giêng ; lễ chùa vào thời khắc Giao thừa, tục xông đất, hái lộc ; bánh chưng, hoa đào (người miền Bắc), bánh tét, hoa mai (với miền Nam)…

– Ý nghĩa của lễ hội: giao thoa giữa năm cũ và năm mới, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Kết bài: Suy nghĩ của em về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status