Soạn bài – Văn bản tường trình

Soạn bài Văn bản tường trình trang 133 – 136 SGK ngữ văn lớp 8 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Văn bản tường trình, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Văn bản tường trình

I. Đặc điểm của văn bản tường trình

Giải câu hỏi – Đặc điểm của văn bản tường trình (Trang 133, 134, 135 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Văn bản 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 1 năm 2004

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc nộp bài chậm

Kính gửi: Cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên Ngữ văn lớp 8A

Em là Phạm Việt Dũng, học sinh lớp 8A Trường THCS Bình Minh, xin phép được tường trình với cô một việc như sau:

Vừa qua, cô dặn chúng em viết bài tập làm văn ở nhà và nộp bài cho cô vào ngày 10 tháng 1 năm 2004. Không may, bố em bị ốm phải nằm viện. Em phải giúp mẹ em chăm sóc bố nên không viết kịp bài văn theo đúng yêu cầu của cô.

Em xin cam đoan sự việc trên là có thực và xin cô cho phép em nộp bài vào ngày 15 tháng 1 năm 2004.

Người làm tường trình
Phạm Việt Dũng

Văn bản 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2004

BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc mất xe đạp

Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Bình.

Em là Vũ Ngọc Kí, học sinh lớp 8B Trường THCS Hòa Bình, xin phép được tường trình với Nhà trường một việc như sau:

Sáng thứ tư ngày 10 tháng 3 năm 2004, em có gửi một chiếc xe đạp mi-ni Nhật màu xanh cẩm thạch tại nhà trông giữ xe của trường. Sau giờ học, vì phải ở lại họp các đội trưởng Sao đỏ nên em về muộn. Tan họp, em đến lấy xe thì xe của em không còn mà chỉ có một chiếc xe mi-ni Trung Quốc của màu xanh cẩm thạch. Em tin là bạn nào đó đã vô ý lấy nhầm xe em. Vậy em làm bản tường trình này báo cáo để Nhà trường biết và giúp em tìm lại chiếc xe của mình.

Người làm tường trình
Vũ Ngọc Kí

Câu hỏi:

  1. Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì?
  2. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý?
  3. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình?
  4. Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.

Trả lời:

1. Trong các văn bản trên, người viết tường trình là học sinh.

+ Văn bản 1: viết nhằm tường trình việc nộp bài chậm xin nộp bài muộn.

+ Văn bản 2: viết nhằm tường trình việc nhầm lẫn xe đạp mong nhà trường tìm giúp chiếc xe của mình.

2. Nội dung và thể thức bản tường trình.

– Văn bản 1:

+ Trình bày sự việc liên quan đến bản thân (phải chăm sóc bố bị ốm nên xin nộp bài trễ).

+ Trình bày theo hình thức văn bản hành chính.

– Văn bản 2:

+ Trình bày sự việc xảy ra liên quan đến việc bị lấy nhầm xe.

+ Trình bày theo hình thức văn bản hành chính.

3. Người viết văn bản tường trình cần phải có thái độ thành thực, nghiêm túc, khách quan.

4. Một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường:

– Tường trình khi bị mất tiền trong lớp.

– Tường trình về việc gây sự đánh nhau với bạn.

– Tường trình về việc bỏ giờ học.

II. Cách làm văn bản tường trình

1. Những tình huống cần viết văn bản tường trình

Giải câu hỏi – Những tình huống cần viết văn bản tường trình (Trang 135 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?

a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.

b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.

c) Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.

d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.

Trả lời:

Các tình huống cần phải viết bản tường trình:

a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy cô chủ nhiệm.

– Lớp trưởng là người viết và gửi cô giáo chủ nhiệm và thầy Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu trường.

b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.

– Học sinh là người viết và gửi thầy / cô giáo phụ trách giờ học thí nghiệm.

2. Cách làm văn bản tường trình

Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây:

a)

Thể thức mở đầu văn bản tường trình:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).

– Tên văn bản (ghi chính giữa):

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về…

– Người (cơ quan) nhận bản tường trình: Kính gửi: …

b) Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.

c) Thể thức kết thúc văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.

3. Lưu ý

a) Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.

b) Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.

c) Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Văn bản tường trình

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

Đọc các văn bản trong SGK trang 133, 134 và trả lời câu hỏi.

  1. Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì?
  2. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý?
  3. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình?
  4. Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.

Trả lời:

1. – Văn bản 1:

+ Học sinh viết bản tường trình cho cô giáo chủ nhiệm.

+ Lí do viết bản tường trình: tường trình về việc nộp bài chậm.

+ Mục đích cần viết: xin lùi lại thời gian nộp bài.

– Văn bản 2:

+ Học sinh viết bản tường trình cho hiệu trưởng.

+ Lí do viết bản tường trình: tường trình về việc mất xe đạp.

+ Mục đích cần viết: trình bày việc mất xe và mong được tìm lại chiếc xe.

2. Nội dung và thể thức tường trình.

– Nội dung:

+ Văn bản 1: tường trình về việc nộp bài chậm.

+ Văn bản 2: tường trình vì vụ mất xe đạp.

– Thể thức: Trình bày đầy đủ chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan, có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng, địa điểm.

3. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ nghiêm túc và đảm bảo độ chính xác với sự việc tường trình.

4. Một số trường hợp phải viết bản tường trình

– Đi học muộn.

– Mất tài sản trong lớp.

– Học sinh gây gổ, đánh nhau.

II. CÁCH LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

1. Những tình huống cần viết văn bản tường trình

Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?

a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.

b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.

c) Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.

d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản.

Trả lời:

– Các tình huống phải viết bản tường trình: (a) và (b).

– Tình huống (a):

+ Học sinh viết.

+ Gửi cô giáo chủ nhiệm.

– Tình huống (b):

+ Em viết.

+ Gửi ban giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cô giáo bộ môn.

2. Cách làm văn bản tường trình

Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây:

a)

Thể thức mở đầu văn bản tường trình:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).

– Tên văn bản (ghi chính giữa):

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về…

– Người (cơ quan) nhận bản tường trình: Kính gửi: …

b) Nội dung tường trình: người viết trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.

c) Thể thức kết thúc văn bản tường trình: lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.

3. Lưu ý

a) Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.

b) Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.

c) Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status