X

Soạn bài – Văn bản đề nghị

Soạn bài Văn bản đề nghị trang 124 – 127 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Văn bản đề nghị, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Văn bản đề nghị

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị

Giải câu hỏi – Đặc điểm của văn bản đề nghị (Trang 124, 125 SGK ngữ văn 7 tập 2)

1. Đọc các văn bản sau

Văn bản 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 11 năm 2003

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7C, Trường THCS Hoàng Diệu.

Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng đã lâu, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy, cô giáo ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn.

Thay mặt lớp 7C

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

Văn bản 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Huế, ngày 6 tháng 10 năm 2003

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường (xã, quận, huyện,…) M.

Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn,…) N. xin kiến nghị với UBND một việc như sau:

Do việc lấn chiếm trái phép, một số gia đình trong khi xây dựng đã làm tắc hết các đường cống, gây ngập úng cả khu tập thể trong những ngày mưa bão. Tình hình vệ sinh môi trường khu vực này không được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu dân cư… Vì vậy chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để chấn chỉnh lại tình hình trên.

Thay mặt các gia đình

(Kí và ghi rõ họ tên)

2. Trả lời câu hỏi

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

3. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?

a) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.

b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.

c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.

Trả lời:

1. Đọc các văn bản trong SGK.

2. Trả lời

a) Văn bản đề nghị viết nhằm mục đích trình bày nhu cầu chính đáng của bản thân về một việc gì đó muốn được giúp đỡ, xem xét.

b) Giấy đề nghị cần chú ý:

– Nội dung: cần nêu rõ: Ai đề nghị, đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

– Hình thức: trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn.

c) Một số tình huống trong sinh hoạt, học tập ở trường lớp cần đề nghị: đề nghị sửa lại bàn ghế bị hỏng, đề nghị tôt chức thảo luận kinh nghiệm học tập.

3. Các tình huống cần viết giấy đề nghị: a) c)

Tình huống b) làm bản tường trình, tình huống d) làm bản kiểm điểm cá nhân.

II. Cách làm văn bản đề nghị

Giải câu hỏi – Cách làm văn bản đề nghị (Trang 125, 126 SGK ngữ văn 7 tập 2)

1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

a) Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?

Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?

(Gợi ý: Muốn xác định được cần phải trả lời một số câu hỏi: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?…)

b) Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.

2. Dàn mục một văn bản đề nghị

Nội dung văn bản đề nghị tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy vậy các văn bản đề nghị đều có chung một số nội dung cơ bản. Một văn bản đề nghị cần có các mục sau đây:

a) Quốc hiệu và tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

b) Địa điểm và ngày tháng làm giấy đề nghị.

c) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị).

d) Nơi nhận đề nghị.

e) Người (tổ chức) đề nghị.

g) Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận.

h) Chữ kí và họ tên người đề nghị.

3. Lưu ý

a) Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.

b) Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.

c) Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị.

Trả lời:

a) Hai văn bản được trình bày theo thứ tự:

– Quốc hiệu.

– Địa điểm viết đơn, ngày…tháng…năm.

– Tên văn bản.

– Nơi gửi đến.

-Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị.

– Người viết kí, ghi rõ họ tên.

* Những phần quan trọng:

– Chủ thể: Người viết đề nghị.

– Khách thể: Người tiếp nhận đề nghị.

– Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì?

– Mục đích.

Hai văn bản đề nghị giống nhau: Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị.

Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể.

b) Cách làm một văn bản đề nghị:

Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Nguyện vọng được giải quyết sẽ mang lại ích lợi gì?

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:

a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.

b) Có một vở chèo rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.

Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống và khác nhau ở chỗ nào.

Trả lời:

So với những cách làm đơn từ lớp 6, lí do viết đơn và viết đề nghị có những điểm giống và khác nhau:

– Giống nhau: cả hai đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.

– Khác nhau:

   + Viết đơn thể hiện nguyện vọng của một cá nhân ở tình huống a).

   + Văn bản đề nghị ở tình huống b) thể hiện nguyện vọng của một tập thể.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 2)

Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

Trả lời:

Những lỗi thường mắc phải trong văn bản đề nghị:

– Thiếu ngày tháng làm văn bản đề nghị.

– Mục đích không rõ ràng, còn chung chung.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Văn bản đề nghị

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1. Đọc các văn bản (trang 124, 125 SGK Ngữ văn 7 Tập 2)

2. Trả lời câu hỏi

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

Trả lời:

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu lên ý kiến của mình cho các nơi có thẩm quyền để thỏa mãn một nhu cầu, một quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể.

b) Giấy đề nghị có những yêu cầu :

– Nội dung: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

– Hình thức: Trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa.

+ Theo một số mục quy định sẵn.

c) Một số tình huống:

– Đề nghị giáo viên chủ nhiệm cho phép dùng tiền của lớp mua trái bóng cho đội bóng của lớp.

– Đồ nghị danh sách các học sinh được khen thưởng cuối học kì một vừa qua.

– Đề nghị chấm lại bài kiểm tra học kì một môn Toán.

3. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?

a) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.

b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.

c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.

Trả lời:

Tình huống a) c) cần viết giấy đề nghị.

II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

a) Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?

Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?

(Gợi ý: Muốn xác định được cần phải trả lời một số câu hỏi: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?…)

b) Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.

Trả lời:

a) Hai văn bản được trình bày theo thứ tự:

– Quốc hiệu.

– Địa điểm viết đơn, ngày… tháng… năm.

– Tên văn bản.

– Nơi gửi đến.

– Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị.

– Người viết kí, ghi rõ họ tên.

Những phần quan trọng:

– Chủ thể: Người viết đề nghị.

– Khách thể: Người tiếp nhận đề nghị.

– Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì?

– Mục đích.

b) Cách làm một văn bản đề nghị:

Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Nguyện vọng được giải quyết sẽ mang lại ích lợi gì?

2. Dàn mục một văn bản đề nghị

Nội dung văn bản đề nghị tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy vậy các văn bản đề nghị đều có chung một số nội dung cơ bản. Một văn bản đề nghị cần có các mục sau đây:

a) Quốc hiệu và tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

b) Địa điểm và ngày tháng làm giấy đề nghị.

c) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị).

d) Nơi nhận đề nghị.

e) Người (tổ chức) đề nghị.

g) Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận.

h) Chữ kí và họ tên người đề nghị.

3. Lưu ý

a) Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.

b) Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.

c) Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị.

III. Soạn phần luyện tập bài Văn bản đề nghị trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 2

Bài 1. Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:

a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.

b) Có một vở chèo rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.

Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống và khác nhau ở chỗ nào.

Trả lời:

Giống nhau: lí do viết đơn và lí do viết đơn đề nghị đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.

Khác nhau:

+ Viết đơn: là nguyện vọng, nhu cầu của 1 cá nhân. Đơn chỉ cần trình bày lí do để đạt nguyện vọng.

+ Viết đơn đề nghị: là nguyện vọng, nhu cầu của tập thể. Đề nghị không chỉ trình bày lí do mà có thể cần phải cắt nghĩa, nói rõ lí do ấy cho người tiếp nhận hiểu sự đúng vai trò giải quyết.

Bài 2. Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

Trả lời:

Lỗi trong văn bản Đề nghị có thể là viết dài dòng, luộm thuộm, không theo mẫu quy định.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment