X

Soạn bài – Tổng kết phần Văn học nước ngoài

Soạn bài Tổng kết phần Văn học nước ngoài trang 167 – 168 SGK ngữ văn lớp 9 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tổng kết phần Văn học nước ngoài, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tổng kết phần Văn học nước ngoài

1. SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 có tất cả 19 văn bản văn học nước ngoài, không kể một số văn bản văn học dân gian nước ngoài và một số văn bản Đọc thêm. Ở từng thể loại, trật tự sắp xếp như sau:

– Thơ: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch), Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ), Mây và sóng (Ta-go).

– Kịch: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e).

– Bút kí chính luận: Lòng yêu nước (Ê-ren-bua).

– Truyện ngắn và tiểu thuyết: Buổi học cuối cùng (Đô-đê), Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét), Chiếc lá cuối cùng (O-hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tốp), Cố hương (Lỗ Tấn), Những đứa trẻ (Go-rơ-ki), Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô), Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (Lân-đơn).

– Nghị luận xã hội: Đi bộ ngao du (Ru-xô).

– Nghị luận văn chương: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Ten).

2. Những bài đó thuộc nền văn học các nước Trung Quốc (Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn), Ấn Độ (Ta-go), Nga (Go-rơ-ki, Ê-ren-bua), Cư-rơ-gư-xtan (Ai-ma-tốp), Pháp (Mô-li-e, Ru-xô, Đô-đê, mô-pa-xăng, Ten), Anh (Đi-phô), Tây Ban Nha (Xéc-van-tét), Đan Mạch (An-đéc-xen), Mĩ (O Hen-ri, Lân-đơn).

3. Bộ phận văn học viết trải dài từ thế kỉ VII – VIII (Hạ Tri Chương, Lí Bạc, Đỗ Phủ), qua các thế kỉ XVI (Xéc-van-tét), thế kỉ XVII (Mô-li-e), thế kỉ XVIII (Ru-xô, Đi-phô), thế kỉ XIX (An-đéc-xen, Ten, Đô-đê, Mô-pa-xăng, O Hen-ri) và thế kỉ XX (Go-rơ-ki, Lân-đơn, Lỗ Tấn, Ai-ma-tốp).

4. Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác… (xem phần ghi nhớ ở từng bài).

5. Bộ phận văn học này (xem phần Ghi nhớ ở từng bài) còn cung cấp nhiều kiến thức bổ ích như nghệ thuật thơ Đường (Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ), lối thơ văn xuôi (Ta-go), bút kí chính luận (Ê-ren-bua) nghệ thuật hài kịch (Mô-li-e), nhiều phương thức tự sự và phong cách văn xuôi khác nhau (Đi-phô, Đô-đê, Go-rơ-ki, Ai-ma-tốp…), các kiểu văn nghị luận (Ru-xô, Ten, Ê-ren-bua).

Trả lời:

STT Tên tác phẩm Tác giả Nước Thời gian Thể loại
1 Lòng yêu nước Ê-ren-bua Nga 1942 Bút kí chính luận
2 Buổi học cuối cùng A. Đô-đê Pháp XIX Truyện ngắn
3 Xa ngắm thác núi Lư Lí Bạch Trung Quốc VII Thơ
4 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch Trung Quốc VII Thơ
5 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Hạ Tri Chương Trung Quốc VII Thơ
6 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ Trung Quốc VII Thơ
7 Cô bé bán diêm An-đéc-xen Đan Mạch XIX Truyện ngắn
8 Đánh nhau với cối xay gió Xéc-van-téc Tây Ban Nha XVII (trích) Tiểu thuyết
9 Chiếc lá cuối cùng O Hen-ri Đầu thế kỉ XX Truyện ngắn
10 Hai cây phong Ai-ma-tốp Cư-rơ-gư-xtan XX Tiểu thuyết
11 Đi bộ ngao du Ru-xô Pháp XVIII Nghị luận xã hội
12 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Mô-li-e Pháp Thế kỉ XVII Kịch
13 Cố hương Lỗ Tấn Trung Quốc XX XX
14 Những đứa trẻ M. Go-rơ-ki Nga XX (trích) Tiểu thuyết
15 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten H. Ten Pháp 1853 Nghị luận văn chương
16 Mây và sóng Ta-go Ấn Độ 1909 Thơ
17 Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Đi-phô Anh 1719 (trích) Tiểu thuyết
18 Bố của Xi-mông Mô-pa-xăng Pháp XIX Truyện ngắn
19 Con chó Bấc G. Lân-đơn 1903 (trích) Tiểu thuyết

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tổng kết phần Văn học nước ngoài

1. SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 có tất cả 19 văn bản văn học nước ngoài, không kể một số văn bản văn học dân gian nước ngoài và một số văn bản Đọc thêm. Ở từng thể loại, trật tự sắp xếp như sau:

– Thơ: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch), Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ), Mây và sóng (Ta-go).

– Kịch: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e).

– Bút kí chính luận: Lòng yêu nước (Ê-ren-bua).

– Truyện ngắn và tiểu thuyết: Buổi học cuối cùng (Đô-đê), Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét), Chiếc lá cuối cùng (O-hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tốp), Cố hương (Lỗ Tấn), Những đứa trẻ (Go-rơ-ki), Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô), Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (Lân-đơn).

– Nghị luận xã hội: Đi bộ ngao du (Ru-xô).

– Nghị luận văn chương: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Ten).

2. Những bài đó thuộc nền văn học các nước Trung Quốc (Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn), Ấn Độ (Ta-go), Nga (Go-rơ-ki, Ê-ren-bua), Cư-rơ-gư-xtan (Ai-ma-tốp), Pháp (Mô-li-e, Ru-xô, Đô-đê, mô-pa-xăng, Ten), Anh (Đi-phô), Tây Ban Nha (Xéc-van-tét), Đan Mạch (An-đéc-xen), Mĩ (O Hen-ri, Lân-đơn).

3. Bộ phận văn học viết trải dài từ thế kỉ VII – VIII (Hạ Tri Chương, Lí Bạc, Đỗ Phủ), qua các thế kỉ XVI (Xéc-van-tét), thế kỉ XVII (Mô-li-e), thế kỉ XVIII (Ru-xô, Đi-phô), thế kỉ XIX (An-đéc-xen, Ten, Đô-đê, Mô-pa-xăng, O Hen-ri) và thế kỉ XX (Go-rơ-ki, Lân-đơn, Lỗ Tấn, Ai-ma-tốp).

4. Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác… (xem phần ghi nhớ ở từng bài).

5. Bộ phận văn học này (xem phần Ghi nhớ ở từng bài) còn cung cấp nhiều kiến thức bổ ích như nghệ thuật thơ Đường (Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ), lối thơ văn xuôi (Ta-go), bút kí chính luận (Ê-ren-bua) nghệ thuật hài kịch (Mô-li-e), nhiều phương thức tự sự và phong cách văn xuôi khác nhau (Đi-phô, Đô-đê, Go-rơ-ki, Ai-ma-tốp…), các kiểu văn nghị luận (Ru-xô, Ten, Ê-ren-bua).

Trả lời:

Lớp 6:

STT Tên tác phẩm Thời gian Tác giả Nước Thể loại
1 Cây bút thần Trung Quốc Cổ tích
2 Ông lão đánh cá và con cá vàng Thế kỉ XVIII A.Pu -skin Nga Truyện thơ
3 Mẹ hiền dạy con Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân dịch Trung Quốc Truyện
4 Lòng yêu nước 1942 Ê – ren – bua Nga Bút kí
5 Buổi học cuối cùng Thế kỉ XIX A.Đô – Đê Pháp Truyện
6 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 1854 Xi – át – tơn Thư

Lớp 7:

STT Tên tác phẩm Thời gian Tác giả Nước Thể loại
1 Mẹ tôi Đầu thế kỉ XX Ét môn đô đơ A mi xi I-ta-li-a Truyện
2 Xa ngắm thác núi Lư Thế kỉ VII Lí Bạch Trung Quốc Thơ
3 Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh Thế kỉ VII Lí Bạch Trung Quốc Thơ
4 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Thế kỉ VII Hạ Tri Chương Trung Quốc Thơ
5 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Thế kỉ VII Đỗ Phủ Trung Quốc Thơ

Lớp 8:

STT Tên tác phẩm Thời gian Tác giả Nước Thể loại
1 Cô bé bán diêm Thế kỉ XIX An đéc xen Đan Mạch Truyện
2 Đánh nhau với cối xay gió Thế kỉ XVII Xéc van tét Tây Ban Nha Trích tiểu thuyết Đôn ki hô tê
3 Chiếc lá cuối cùng Đầu thế kỉ XX O-Hen-ri Truyện ngắn
4 Hai cây phong Thế kỉ XX Ai-ma-tốp Cư-rơ-gư-xtan Trích tiểu thuyết
5 Đi bộ ngao du 1762 Ru xô Pháp Trích tiểu thuyết
6 Ông Giuốc đanh mặc lễ phục Thế kỉ XVII Mô-li-e Pháp Trích hài kịch

Lớp 9:

STT Tên tác phẩm Thời gian Tác giả Nước Thể loại
1 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 1986 G. Mác két Cô-lôm-bi-a Nghị luận
2 Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ của trẻ em 1990 Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em Nghị luận
3 Cố Hương Thế kỉ XX Lỗ Tấn Trung Quốc Truyện ngắn
4 Những đứa trẻ Thế kỉ XX M. Go-rơ-ki Nga Trích tiểu thuyết Thời thơ ấu
5 Bàn về đọc sách Thế kỉ XX Chu Quang Tiềm Trung Quốc Nghị luận
6 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten 1853 H.Ten Pháp Nghị luận
7 Mây và sóng 1909 R.Ta-go Ấn Độ Thơ
8 Rô bin xơn ngoài đảo hoang 1719 Đ.Đi-phô Anh Trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô
9 Bố của Xi mông Thế kỉ XIX Mô-pa-xăng Pháp Truyện ngắn
10 Con chó Bấc 1903 G.Lân đơn Trích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment