Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 24 – 27 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
Giải câu 1 – Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh (Trang 24 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
Trả lời:
– Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
– Cần chú ý tới các điểm sau:
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
+ Thu thập đầy đủ tài liệu về vấn đề cần thuyết minh.
+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để có thể cập nhật những thống tin mới và những thay đổi (nếu có).
Giải câu 2 – Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh (Trang 24 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.
c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Trả lời:
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Viết như vậy chưa chuẩn xác vì:
– Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.
– Chương trình Ngữ văn 10 về phần văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.
– Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.
b) Trong câu “Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.” Trong câu trên, giải thích cụm từ “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ này. “Thiên cổ hùng văn” là “áng hùng văn của nghìn đời” chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.
c) Không thể dùng văn bản đã cho trong SGK để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vì nội dung của nó không đề cập gì đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà thơ (ở đây chỉ có phần thân thế, cuộc đời của ông).
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Giải câu 1 – Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Trang 25 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Trả lời:
Bốn biện pháp chủ yếu tạo tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh:
– Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.
– So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe).
– Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
– Nên biết phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
Giải câu 2 – Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh (Trang 26 SGK ngữ văn 10 tập 2)
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn.
(Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX)
Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ:
Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam…
Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng).
Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa.
(Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
Trả lời:
(1) Đoạn văn 1:
Câu “Nếu bị tước đi … chịu đựng sự kìm hãm” là luận điểm của đoạn văn. Sau câu này, tác giả đưa ra hàng loạt các chi tiết về bộ não của những đứa trẻ ít được đùa, ít được tiếp xúc với xung quanh và bộ não của những con chuột bị nhốt trong hộp rỗng, … để làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận điểm khái quát trở nên dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn hơn.
(2) Đoạn văn 2:
Việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ góp phần làm cho bài thuyết minh hay và hấp dẫn hơn:
– Tâm lí chung khi tham quan danh lam, thắng cảnh: không chỉ muốn ngắm nhìn cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu những sự tích, truyền thuyết, lịch sử của danh lam thắng cảnh đó.
– Việc dẫn truyền thuyết về hòn đảo sẽ làm cho hình ảnh hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn hơn, mang màu sắc kì ảo, thần tiên. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hồn sẽ thoải mái và thư thái hơn.
III. Luyện tập
Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 27 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Đọc đoạn trích trong SGK và phân tích tính hấp dẫn của nó.
Khi phân tích, nên lưu ý một số điểm:
– Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu.
– Việc dùng từ ngữ giàu tính hình tượng.
– Sự kết hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát.
– Cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc khi nói về đối tượng.
Trả lời:
Đoạn văn thuyết minh trên hấp dẫn vì:
– Sử dụng linh hoạt các kiểu câu: ngắn, dài, nghi vấn, cảm thán, …
– Dùng thủ pháp so sánh giàu hình ảnh, giàu liên tưởng như: “Bó hành hoa xanh như lá mạ”, “… một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”, …
– Bộc lộ cảm xúc hồn nhiên: “Trông mà thèm quá”, “Có ai lại đừng vào ăn cho được”, …
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Câu 2. Luyện tập
Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.
c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Trả lời:
a) Viết như thế chưa chuẩn xác. Bởi vì ngoài văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố), ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh còn được học nhiều kiến thức khác
b) Có hai điểm chưa chuẩn xác:
– “Đại cáo bình Ngô” là một bài cáo, không phải là một bài văn.
– Đại cáo bình Ngô được viết ra hơn năm trăm năm trước, không phải từ nghìn năm trước.
c) Không nên sử dụng văn bản này để thuyết mình về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi vì bài viết chưa đầy đủ các thông tin về nhà thơ, bài viết chỉ nêu ra vài nét chính về quê hương, cuộc đời của nhà thơ mà chưa nói đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Một văn bản thuyết minh được xem là chuẩn xác khi thông tin của văn bản đó có tính khách quan, khoa học, đầy đủ và đáng tin cậy.
II. TÍNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
Câu 2. Luyện tập
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn.
(Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX)
Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ:
Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam…
Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng).
Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa.
(Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
Trả lời:
1) Đoạn văn 1:
Câu “Nếu bị tước đi … chịu đựng sự kìm hãm” là luận điểm của đoạn văn. Sau câu này, tác giả đưa ra hàng loạt các chi tiết về bộ não của những đứa trẻ ít được đùa, ít được tiếp xúc với xung quanh và bộ não của những con chuột bị nhốt trong hộp rỗng, … để làm sáng tỏ cho luận điểm. Luận điểm khái quát được cụ thể trở nên dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn hơn.
2) Tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết hòn đảo An Mạ :
– Tâm lí chung khi tham quan danh lam, thắng cảnh : không chỉ muốn ngắm cảnh đẹp mà còn muốn mở rộng tầm hiểu biết.
– Việc dẫn truyền thuyết về hòn đảo tạo nên tính lịch sử, cho hình ảnh hồ Ba Bể mang màu sắc kì ảo, thần tiên, khiến tâm hồn người nghe thư thái hơn.
III. LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Đọc đoạn trích trong SGK và phân tích tính hấp dẫn của nó.
Khi phân tích, nên lưu ý một số điểm:
– Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu.
– Việc dùng từ ngữ giàu tính hình tượng.
– Sự kết hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát.
– Cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc khi nói về đối tượng.
Trả lời:
Đọc đoạn trích trong “Miếng ngon Hà Nội” và phân tích tính hấp dẫn của nó.
Tính hấp dẫn của đoạn trích thể hiện qua:
+ Sự lịnh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: tác giả Vũ Bằng sử dụng nhiều câu dài, ngắn, câu đơn, câu ghép đan xen nhau, sử dụng câu kể lẫn câu cảm (Trông mà thèm quá!) và câu hỏi (Qua lần cửa kính ta đã thấy gì?)
+ Hình ảnh so sánh giàu sức gợi, từ ngữ giàu tính hình tượng: “mùi phở có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương”, “một bó hành hoa xanh như lá mạ”, “một làn khói tỏa ra khắp gian hàng,…mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”.
+ Sự kết hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát: nhà văn kết hợp sự rung cảm nhiều giác quan như: khứu giác (ngửi thấy mùi của phở từ đằng xa), thị giác (nhìn thấy những bó hành hoa, dăm quả ớt đỏ, vài miếng thịt bò tươi và mềm qua làn cửa kính).
+ Cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc khi nói về đối tượng: thể hiện qua đoạn văn cuối cùng với những từ cảm thán “quá”, “đừng…cho được”, tác giả trực tiếp bộc lộ niềm say mê với món ăn truyền thống của Hà Nội.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment