Soạn bài – Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả trang 15 – 17 SGK ngữ văn lớp 6 tập 2, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất theo sách giáo khoa.

Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả

I. Thế nào là văn miêu tả

Giải câu 1 – Thế nào là văn miêu tả (Trang 15 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

– Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?

– Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?

– Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người như thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của người lực sĩ?

Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả.

Trả lời:

– Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

– Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

– Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

– Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.

Giải câu 2 – Thế nào là văn miêu tả (Trang 15 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế?

b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?

Trả lời:

Đoạn văn miêu tả Dế Mèn “ từ đầu đến đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Đoạn văn miêu tả Dế Choắt “ từ Cái chàng Dế Choắt đến nhiều ngách như tôi”.

a) Cả hai đoạn văn giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế.

– Dế Mèn: cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt ở chân nhọn hoắt, cánh dài, râu dài và cong hùng dũng, đầu to, nổi từng tảng, răng đen nhánh, đi đứng oai vệ, tính tình kiêu ngạo, xốc nổi.

– Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, râu cụt một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, tính nết ăn sổi ở thì.

b) Các chi tiết miêu tả về cánh, càng, râu, thân người, và các hình ảnh so sánh cộng với chi tiết về tính khí, cách đi đứng, nói năng giúp ta hình dung được diện mạo của các nhân vật.

II. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 16 – 17 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua…

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

(Tố Hữu)

Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi.Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Câu hỏi:

Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời:

– Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ, càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn.

– Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.

– Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những loài sinh vật nhỏ bé.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 17 SGK ngữ văn 6 tập 2)

Đề luyện tập:

a) Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

b) Khuôn mặt mẹ luôn ẩn hiện trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

a) Miêu tả về mùa đông, có đặc điểm:

– Trời ít nắng, thường âm u, có mây phủ.

– Gió mùa đông lạnh, thỉnh thoảng kèm theo mưa phùn.

– Cây cối trơ trụi lá.

– Mọi người mặc nhiều áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi để tránh rét.

b) Miêu tả về khuôn mặt mẹ, cần chú ý các đặc điểm sau:

– Hình dáng gương mặt mẹ ( tròn, trái xoan…)

– Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…

– Miêu tả nụ cười của mẹ.

– Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt…

Tham khảo bài soạn Tìm hiểu chung về văn miêu tả khác

I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ?

Câu 1. Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:

– Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?

– Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?

– Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Người lực sĩ là người như thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của người lực sĩ?

Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả.

Trả lời:

– Tình huống 1: Em phải tả đường dẫn vào nhà và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc.

– Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị nhầm.

– Tình huống 3: Tả chân dung người lực sĩ.

* Một số tình huống khác:

–  Bạn thân em ở Sài Gòn và hỏi em về danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Đặc biệt, bạn em muốn đến Hồ Gươm. Em làm thế nào để bạn biết đường đến Hồ Gươm và biết đâu là Hồ Gươm?

– Một bạn nhỏ hỏi em: Cây mía nó như thế nào?

* Nhận xét văn miêu tả:

Văn miêu tả giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…

Câu 2. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế?

b) Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?

Trả lời:

* Đoạn Dế Mèn: “Bởi tôi ăn uống điều độ …vuốt râu”.

* Đoạn Dế Choắt: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò…hang tôi”.

a) Hai đoạn văn giúp em hiểu được rằng: Dế Mèn là một người khỏe khoắn còn Dế Choắt thì gầy gò, ốm yếu.

b) Những chi tiết, hình ảnh giúp em nhận ra điều đó:

* Dế Mèn:

– Đôi càng tôi mẫm bóng

– Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

– Co cẳng lên đạp phanh phách vào ngọn cỏ.

* Dế Choắt:

– Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

– Thanh niên mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

– Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu.

– Râu ria củn ngủn.

– Mặt mũi thì ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

II – LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua…

(Tô Hoài)

Đoạn 2:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

(Tố Hữu)

Đoạn 3:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi.Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

(Tô Hoài)

Câu hỏi:

Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.

Trả lời:

– Đoạn văn 1: Tái hiện chân dung dế Mèn bằng nghệ thuật nhân hoá: khoẻ, đẹp, trẻ trung, càng mầm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt …

– Đoạn văn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tính, hoạt bát, nhí nhảnh, như con chim chích …

– Đoạn văn 3: Tái hiện cảnh ao, hổ, bờ bãi sau trận mưa lớn. Thế giới loài vật ồn ào, náo động kiếm ăn.

Câu 2. Đề luyện tập

a) Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào?

b) Khuôn mặt mẹ luôn ẩn hiện trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào?

Trả lời:

a) Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông:

– Lạnh lẽo và ẩm ướt: gió bấc và mưa phùn.

– Đêm dài, ngày ngắn.

– Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù.

– Cây cối trơ trọi và khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều.

– Mùa của hoa đào, mai, mận, mơ…

b) Có thể nêu một vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ:

– Sáng và đẹp.

– Hiền hậu và nghiêm nghị.

– Vui vẻ và lo âu, trăn trở.

ĐỌC THÊM

LÁ RỤNG

Trời cuối đông, vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một luồng gió lạnh thổi qua: mấy chiếc lá rụng.

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại trên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng)

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status