Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính trang 107 – 111 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
I. Thế nào là văn bản hành chính
Giải câu hỏi – Thế nào là văn bản hành chính (Trang 107, 108, 109, 110 SGK ngữ văn 7 tập 2)
1. Đọc các văn bản sau
Văn bản 1
PHÒNG GD-ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG
Số:…./ TB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 2003
THÔNG BÁO
Về kế hoạch trồng cây
Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, Ban Giám hiệu nhà trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau:
1) Thời gian: 14 giờ, ngày 28 – 2 – 2003.
2) Số lượng và chủng loại: Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc xà cừ.
3) Phương thức chăm sóc: Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do lớp mình trồng.
Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trường được biết và chuẩn bị tốt cho ngày hội trồng cây của nhà trường.
Hiệu trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nơi nhận:
– Các giáo viên chủ nhiệm
– Các lớp
– Lưu văn phòng
Văn bản 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2003
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng
Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khóa biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3) để lớp có thể tới thăm và động viên bạn Nam được kịp thời.
Thay mặt lớp 7A
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Văn bản 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 2 năm 2003
BÁO CÁO
Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào
Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường PTCS Đông Thanh
Hưởng ứng đợt thi đua Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là:
1) Về vệ sinh: đã tổ chức mỗi tuần một buổi lao động tập thể để quét dọn khu vực quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các loại rác vào đúng nơi quy định.
2) Về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh: đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bao gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái lá hoặc ngắt hoa nơi công cộng.
3) Về trang trí: đã tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường.
Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng.
Thay mặt lớp 7B
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
2. Trả lời câu hỏi
a) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
c) Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?
d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?
3. Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính – công vụ). Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, hình thức trình bày,…
Trả lời:
a) Khi muốn truyền đạt một vấn đề nào đó cho cấp dưới, cho mọi người nhằm phổ biến nội dung thì người ta dùng văn bản hành chính.
b) Mỗi văn bản có mục đích riêng:
– Mục đích thông báo nhằm phổ biến một nội dung.
– Mục đích đề nghị nhằm đề xuất một nội dung, yêu cầu.
– Mục đích của báo cáo là để thông tin trình bày cho cấp trên biết.
c) Ba loại văn bản này có sự giống nhau ở cách thức trình bày, cụ thể là về hình thức với các mục đích và trình tự giống nhau.
d) Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…
3. Văn bản hành chính là loại văn bản thường xuyên truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống, hoặc bày tỏ ý kiến cá nhân, tập thể lên cơ quan có thẩm quyền.
– Văn bản hành chính cần đảm bảo:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm ngày tháng làm văn bản.
+ Họ tên chức vụ, cơ quan, tập thể.
+ Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
+ Chữ kí.
II. Luyện tập
Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 110, 111 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
- Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
- Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
- Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
- Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
- Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
- Bị ốm không đi tham qua được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
Trả lời:
1. Viết thông báo
2. Viết báo cáo
3. Viết đơn xin phép
4. Viết đơn xin phép nghỉ học
5. Viết giấy đề nghị
6. Không cần phải viết văn bản hành chính.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
I. THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH?
1. Đọc các văn bản trong SGK
2. Trả lời câu hỏi
a) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
c) Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?
d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?
3. Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính – công vụ). Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, hình thức trình bày,…
Trả lời:
1. Đọc các văn bản (Trang 107, 108, 109 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
2. Trả lời câu hỏi:
a) Người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo khi:
– Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng rộng rãi đều biết.
– Kiến nghị: Đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
– Báo cáo: Chuyển thông tin từ cấp dưới lên cấp trên.
b) Mục đích của mỗi văn bản:
– Thông báo: Phổ biến thông tin thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
– Đề nghị: Trình bày nguyện vọng, thường theo lời cảm ơn.
– Báo cáo: Tập hợp những công việc đã làm được để cấp trên biết, thường kèm theo số liệu, tỉ số phần trăm…
c) Giống nhau: Đều có tính khuôn mẫu (viết theo mẫu, ai cũng viết được, từ ngữu giản dị và dễ hiểu).
Khác nhau: về mục đích, nội dung và yêu cầu.
Các văn bản truyện thơ có đặc điểm:
– Thường có sự sáng tạo của tác giả.
– Chỉ các nhà thơ, nhà văn mới viết được.
– Các từ ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc.
d) Loại văn bản tương tự: Đơn từ, biên bản, hợp đồng…
3. Đặc điểm của văn bản hành chính: Dùng để truyền đạt thông tin, đề đạt nguyện vọng, sơ kết hoặc tổng kết những việc đã làm.
II. Soạn phần luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính trang 110, 111 SGK ngữ văn 7 tập 2
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
- Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
- Thầy Hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
- Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
- Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
- Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
- Bị ốm không đi tham qua được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
Trả lời:
1. Văn bản thông báo.
2. Văn bản báo cáo.
4. Đơn từ
5. Đề nghị.
6. Trường hợp này không cần viết văn bản hành chính.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment