Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học trang 153 – 154 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thuyết minh về một thể loại văn học sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Thuyết minh về một thể loại văn học
I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
Đề bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú”.
Giải câu 1 (Trang 153 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời câu hỏi.
a) Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? Số dòng số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không?
b) Tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc, kí hiệu là T. Hãy ghi kí hiệu bằng, trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ đó.
c) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau, biết rằng nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới tiếng trắc thì gọi là “đối” nhau, nếu dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng tiếng bằng thì gọi là “niêm” với nhau (dính nhau). Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng.
d) Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có). Những tiếng có bộ phận vần giống nhau, ví dụ: an, than, can, man,… là những tiếng hiệp vần với nhau. Vần có thanh huyền hoặc thanh ngang gọi là vần bằng, vần có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là vần trắc. Hãy cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc.
e) Thơ muốn nhịp nhàng thì phải phải ngắt nhịp, chỗ ngắt nhịp đọc hơi ngừng lại một chút trước khi đọc tiếp đến hết dòng. Chỗ ngắt nhịp cũng đánh dấu một chỗ ngừng có nghĩa. Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt nhịp như thế nào.
Trả lời:
a) Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. Số dòng số chữ ấy là bắt buộc, không được tùy ý thêm bớt.
b) Kí hiệu bằng, trắc cho từng bài thơ :
– Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác :
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
(T – B – B – T – T – B – B )
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
(T – T – B – B – T – T – B )
Đã khách không nhà trong bốn biển
(T – T – B – B – B – T – T )
Lại người có tội giữa năm châu
(T – B – T – T – T – B – B )
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
(T – B – B – T – B – B – T )
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
(T – T – B – B – T – T – B )
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
(B – T – T – B – B – T – T )
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
(B – B – B – T – T – B – B )
– Đập đá ở Côn Lôn :
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
(B – B – T – T – T – B – B )
Lừng lẫy làm cho lở núi non
(B – T – B – B – T – T – B )
Xách búa đánh tan năm bảy đống
(T – T – T – B – B – T – T )
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
(B – B – T – T – T – B – B )
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
(T – B – B – T – B – B – T )
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
(B – T – B – B – T – T – B )
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
(T – T – T – B – B – T – T )
Gian nan chi kể việc con con
(B – B – B – T – T – B – B )
c) Nhận xét quan hệ bằng trắc :
– Tiếng thứ 4 của các câu luôn trái thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6. Ví dụ câu 1 bài Đập đá ở Côn Lôn : B – B – T – T – T – B – B
– Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 luôn trái ngược về thanh.
– Các tiếng 2, 4, 6 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trùng nhau về thanh điệu.
d) Những tiếng hiệp vần với nhau trong bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
e) Thường ngắt nhịp chẵn lẻ : 4/3, 2/2/3
Giải câu 2 (Trang 153 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Lập dàn bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
Trả lời:
a) Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ.
Ví dụ: Thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, một thể thơ được viết theo luật đặt ra từ thời nhà Đường ( 618 – 907 ) được các nhà thơ rất yêu thích. Các nhà thơ cổ điển VN ai cũng làm thơ theo thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
b) Thân bài: Giới thiệu các đặc diểm của thể thơ:
– Số câu, số chữ
– Quy luật B – T
– Cách gieo vần
– Cách ngắt nhịp…
– Bố cục
– Nghệ thuật đối
Ưu điểm: Bài thơ có vẻ đẹp hài hòa cân đối ( số câu chữ bố cục ) âm thanh nhạc điệu trầm bổng ( vần luật bằng trắc )
Hạn chế: Vì niêm luật chặt chẽ nên việc diễn tả cảm xúc gò bó vì bị ràng buộc không được tự do như thơ tự do.
c) Kết bài: Cảm nhận của người viết về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
Ví dụ: Đây là thể thơ quan trọng có nhiều tác phẩm có giá trị được làm theo thể thơ này. Và cho đến nay nó vẫn được ưa chuộng.
II. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 154 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Trả lời:
Lập dàn bài thuyết minh các đặc điểm về truyện ngắn
Mở bài:
– Nêu định nghĩa về truyện ngắn
Thân bài:
– Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn
+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.
– Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.
– Đặc điểm về cốt truyện:
+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp
+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian
– Ý nghĩa:
Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.
Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:
+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn
+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thuyết minh về một thể loại văn học
Câu 1: Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn rồi trả lời câu hỏi trong SGK.
Trả lời:
a) Mỗi bài thơ có 7 tiếng, số dòng và số chữ có bắt buộc và không thể tùy tiện thêm bớt.
b) Sử dụng kí hiệu bằng trắc cho hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
( T-B-B-T/ – T- B- B )
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
( T- T-B-B-T-T-B)
Đã khách không nhà trong bốn biển
( T- T- B- B- B-T-T)
Lại người có tội giữa năm châu
( T- B- T- T-T-B-B)
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
( T- B- B- T-B- B-T)
Miệng cười tan cuộc oán thù
( T- T- B- T- T- B)
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
( B- T- T- T/ B- T-T)
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
( B- B-B- T- T- T- B)
c, Niêm luật của bài thơ:
+ Niêm (dính nhau) tiếng dòng trên tương ứng với dòng dưới đều B
+ Đối: tiếng dòng trên B ứng với tiếng dòng dưới T
d) Những tiếng ở cuối câu luôn hiệp vần với nhau, câu 1- 2- 4- 6- 8
e) Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3 ; 2/2/ 3
Soạn bài luyện tập Thuyết minh về một thể loại văn học trang 154 SGK ngữ văn 8 tập 1
Bài 1: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Trả lời:
Đặc điểm của truyện ngắn trên cơ sở truyện Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
a) Mở bài: Định nghĩa truyện ngắn
b) Thân bài: Giới thiệu các yếu tố của truyện:
– Yếu tố tự sự: Là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của truyện ngắn.
– Sự việc chính: Lão Hạc giữ tài sản lại cho con trai bằng mọi giá.
– Nhân vật chính: Lão Hạc – 1 lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.
– Sự việc phụ: Con trai lão Hạc đi phu, Lão Hạc với cậu Vàng, Với ông giáo…
– Nhân vật phụ: Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư, Vợ ông giáo…
– Yếu tố MT, BC và đánh giá: Là yếu tố bổ trợ, giúp truyện sinh động, hấp dẫn (đan xen vào các yếu tố tự sự)
c) Kết bài: Nhận xét đánh giá của người viết về truyện ngắn.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)