X

Soạn bài – Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 trang 105 – 107 SGK ngữ văn lớp 8 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

Ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970. Từ đó đến nay dã có 141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này, với quy mô với nội dung thiết thực về bảo vệ môi trường.

Ngày Trái Đất hằng năm được tổ chức theo những chủ đề liên quan đến những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất của từng nước hoặc từng khu vực.

Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy(1) của pla-xtíc(2). Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi(3) gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin(4) có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết(5), giảm khả năng miễn dịch(6), gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh(7) cho trẻ sơ sinh.

Vì vậy chúng ta cần phải:

– Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu(8) chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.

– Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.

– Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gọi thực phẩm.

– Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bè bạn, và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp(9) cho vấn đề sử dụng bảo vệ trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường.

Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!

Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang gia tăng.

Hãy cùng nhau hành động:

“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.

(Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội)

Chú thích:

(1) Phân hủy: (hiện tượng một chất) phân chia thành những chất khác nhau, không còn mang tính chất của chất ban đầu.

(2) Pla-xtíc: chất dẻo.

(3) Ca-đi-mi: một kim loại, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng.

(4) Đi-ô-xin: chất rắn, không màu, rất độc, chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ cũng đủ nguy hiểm.

(5) Tuyến nội tiết: tuyến mà chất tiết ra của nó ngấm thẳng vào máu, có tác dụng bảo đảm hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.

(6) Miễn dịch: (trạng thái của cơ thể) chống lại được một bệnh nào đó.

(7) Dị tật bẩm sinh: hiện tượng biến đổi bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể (dị tật) đã có từ khi sinh ra (bẩm sinh).

(8) Giảm thiểu: bớt đi một ít, giảm bớt.

(9) Giải pháp: cách giải quyết một vấn đề.

Hướng dẫn soạn bài – Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

I. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu… không sử dụng bao bì ni lông): Sự ra đời bản của thông điệp.

– Phần 2 (tiếp… nghiêm trọng đối với môi trường): Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và cách giải quyết.

– Phần 3 (còn lại): Kêu gọi bằng hành động.

II. Tóm tắt

Hàng triệu năm nay, con người xuất hiện hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên nhưng lại không ý thức được rằng mình đang phá hủy thiên nhiên từ chính những phế thải hàng ngày. Văn bản là lời kêu gọi thế giới hưởng ứng thông điệp bảo vệ Trái Đất “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.

III. Hướng dẫn soạn bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 chi tiết

Giải câu 1 (Trang 107 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Phân tích bố cục của văn bản.

Trả lời:

Bố cục chia làm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu… chủ đề “một ngày không sử dụng bao bì ni lông”) Giới thiệu về Ngày Trái Đất.

+ Phần 2 (tiếp theo… nghiêm trọng đối với môi trường): Tác hại và giải pháp hạn chế, khắc phục sử dụng bao bì ni lông)

+ Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi hành động bảo vệ Trái Đất.

Giải câu 2 (Trang 107 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có những nguyên nhân nào khác?

Trả lời:

– Nguyên nhân cơ bản:

+ Đặc tính không phân hủy của pla-xtíc → lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật, làm tắc đường dẫn nước thải, tắc hệ thống cống rãnh, làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải.

+ Mỗi ngày Việt Nam thải hàng triệu bao bì ni lông ở nơi công cộng, ao hồ, sông…

– Một số nguyên nhân khác: Ô nhiễm thực phẩm; khi đốt tạo ra khí độc,…

Giải câu 3 (Trang 107 SGK ngữ văn 8 tập 1)

Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các phần của văn bản.

Trả lời:

– Văn bản có tính thuyết phục lớn vì:

+ Văn bản chỉ ra tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng bao bì ni lông

+ Lí lẽ đưa ra đều dựa trên việc khảo sát thực tế, nghiên cứu của các nhà khoa học

+ Kiến nghị có sức thuyết phục bởi việc bảo vệ môi trường ai cũng có thể làm được

– Sử dụng từ “vì vậy” tạo sự liên kết giữa hai phần đặc biệt quan trọng của văn bản:

+ Nối phần nguyên nhân việc sử dụng bao bì ni lông với giải pháp khắc phục.

+ Không có từ liên kết “vì vậy” bài văn sẽ lỏng lẻo, không chặt chẽ, thuyết phục.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Câu 1. Phân tích bố cục của văn bản.

Trả lời:

Văn bản có thể chia làm 3 phần.

Phần 1: Từ đầu đến “Một ngày không sử dụng bao ni lông”: Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”.

Phần 2: Từ “Như chúng ta đã biết” đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường: Tác hại của việc sử dụng bao nilông và một số giải pháp.

Phần còn lại: Lời kêu gọi một ngày không dùng bao nilông.

Câu 2. Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài nguyên nhân cơ bản còn có những nguyên nhân nào khác?

Trả lời:

Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì nilông có thế gây nguy hại đối với môi trường là tính không phân hủy của plaxtic. Chính tính này đã tạo nên hàng loạt tác hại như:

– Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các vật, làm tắc các đường dẫn nước thải. Sự tắc nghẽn hệ thống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.

– Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.

– Ni lông thường bị vứt bừa bãi nơi công cộng, có khi là những di tích, thắng cảnh, khu du lịch làm mất vẻ mĩ quan cho cả khu vực.

– Túi ni lông qua sử dụng là rác thải. Nhưng loại rác thải này lại được dùng đựng các loại rác thải khác khiến chúng càng khó phân hủy và sinh ra chất độc hại: NH3, CH4, H2S.

– Rác thải nilông khi đổ chung với các loại rác thải khác lại còn ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt và trao đổi độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác khiến các loại rác khó phân hủy hơn.

– Mỗi năm có hơn 400.000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp ở miền Bắc nước Mĩ, làm mất bao nhiêu đất đai để canh tác. Ở Mêhicô do rác thải ni lông và nhựa mà cá ở các hồ nước chết rất nhiều. Tại vườn thú quốc gia Côbê ở Ấn Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bỏ bừa bãi. Hàng năm trên thế giới có khoảng 100 000 chim, thú biển chết do nuốt phái túi ni lông (theo Plaxtic – “Điều kì diệu” hay mối đe dọa, Hội lịch sử tự nhiên Bom-bay Ấn Độ, 1999).

Nguyên nhân khác:

– Khi chế tạo nilông, đặc biệt là ni lông màu, người ta còn đưa vào những chât liệu phụ gia khác trong đó có những chất gây độc hại. Bao ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm và gây độc hại.

– Không kể việc vứt bỏ bừa bãi hiện nay có ba phương thức xứ lí:

– Chôn lấp: Gặp nhiều bất. tiện và gây nhiều tác hại như bên trên đã nói.

– Đốt: Có thể gây nhiễm độc, cực kì nguy hiểm.

– Tái chế. Giá quá đắt, không thuận tiện.

Tóm lại xử lí bao bì nilông là một vấn đề nan giải.

Câu 3. Phân tích tính thuyết phục của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất. Hãy chỉ ra tác dụng của từ vì vậy trong việc liên kết các phần của văn bản.

Trả lời:

Tính thuyết phục của văn bản chủ yếu ở việc phân tích tác hại của việc dùng bao bì ni lông (cả nước mỗi ngày vứt vào môi trường 25 triệu bao ni lông, trên 9 tỉ bao ni lông mỗi năm). Như vậy, vấn đề “chúng ta cần phải” làm để giảm thiểu các khả năng nguy hại do sử dụng bao bì ni lông trở nên bức thiết.

Từ “vì vậy” có vai trò rất quan trọng trong lập luận của toàn văn bản, góp phần đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các đoạn. Nó nhắc lại phần nguyên nhân dẫn đến kết quả đó như một kết quả tất yếu. Nếu không có phương tiện liên kết này, hai ý của phần Thân bài sẽ không được nối kết chặt chẽ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment