Soạn bài – Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan)

Soạn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, trang 80 – 83 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan), sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1 – 12 – 2003.

CÔ-PHI AN-NAN

TIỂU DẪN

Cô-phi An-nan sinh ngày 8 – 4 – 1938 tại Ga-na, một nước cộng hoà thuộc châu Phi. Ông bắt đầu làm việc ở tổ chức Liên hợp quốc từ năm 1962 và đã trải qua nhiều cương vị, chức vụ khác nhau. Năm 1996, ông được cử giữ chức Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc phụ trách gìn giữ hoà bình. Từ ngày 1 – 1 – 1997, Cô-phi An-nan trở thành người thứ bảy và là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, cho tới tháng 1 – 2007.

Trong vai trò Tổng thư kí Liên hợp quốc, Cô-phi An-nan đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ Sức khoẻ và AIDS toàn cầu vào tháng 4 – 2001.

Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân Tổng thư kí Cô-phi An-nan được trao Giải thưởng Nô-ben Hoà bình.

Ông cũng được nhận nhiều bằng cấp danh dự của các trường đại học ở châu Phi, châu á, châu âu và Bắc Mộ cùng nhiều giải thưởng khác.

Văn bản dưới đây là thông điệp của Cô-phi An-nan gửi nhân dân thế giới nhân Ngày Thế giới phông chống AIDS, 1 – 12 – 2003.

VĂN BẢN

Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vẻ HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố uế Cam kết phòng chống HIVIAIDS, trong đó đưa ra một loạt mục tiêu cụ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh này.

Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên.

Song những hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.

Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể, nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.

Nhưmg cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ cửa một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bi nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông âu và toàn bộ châu á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương.

Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIVIAIDS. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta đã bị chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch so với chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2005. Lẽ ra chúng ta phải giảm được 1/4 số thanh niên bị nhiễm HIV ở các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; lẽ ra chúng ta phải giảm được một nửa ti lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm; và lẽ ra chúng ta phải triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện ở khắp mọi nơi. Với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005.

Rõ ràng, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. Chúng ta không thể tuyên bố rằng những thách thức cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng hơn và cấp bách hơn. Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình.

Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết.

Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này.

Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.

(Theo bản dịch đăng trên báo Giáo dục và Thời đại,

ngày 11 – 12 – 2003)

Hướng dẫn soạn bài – Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

I. Tác giả

Cô-phi An-nan sinh ngày 8/4/1938 tại Ga-na (một nước Cộng hòa châu Phi). Từ ngày 1 – 1- 1997 Cô-phi An-na trở thành người thứ bảy và là người Châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Ông đảm nhiệm chức vụ này hai nhiệm kì, cho tới tháng 1 – 2007.

Năm 2001, tổ chức Liên hợp quốc và cá nhân tổng thư kí được trao giải thưởng Nô-ben hòa bình. Ông cũng được nhận nhiều bằng cấp danh dự của các trường đại học ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Bắc Mĩ, cùng nhiều giải thưởng khác.

II. Tác phẩm

  • Cô-Phi An-nan viết văn bản này gửi nhân dân toàn thế giới nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003.
  • Mục đích: Thông điệp nêu rõ hiểm hoạ của toàn nhân loại.

=> Kêu gọi các quốc gia và mọi người coi đó là nhiệm vụ của chính mình, không nên im lặng, kì thị, phân biệt đối với những người bị HIV/AIDS.

III. Hướng dẫn soạn chi tiết bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Giải câu 1 (Trang 82 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Bản thông điệp nêu tên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?

Trả lời:

Bản thông điệp nêu lên vấn đề: tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm họa HIV/AIDS. Chống lại HIV/AIDS là trách nhiệm lớn của mỗi nhà nước và mỗi người.

Tác giả cho rằng vấn đề đó cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu” vì HIV/ AIDS là một mối hiểm nguy lớn, một đại dịch đang hoành hành đe dọa toàn nhân loại chúng ta.

Giải câu 2 (Trang 82 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Tổng thư kí Liên hợp quốc đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình thực tế của mình không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới những kiến nghị mà ông sẽ nêu sau đó?

Trả lời:

Tác giả đã điểm lại tình hình đã qua để tổng kết tình hình thực tế không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới kiến nghị mà ông sẽ nêu sau đó:

– Đưa ra một số kết quả đạt được:

+ Ngân sách dành cho phòng chống HIV/AIDS đã tăng lên một cách đáng kể.

+ Quỹ toàn cầu về phong chống AIDS, lao, sốt rét đã được thông qua.

+ Ngày càng nhiều công ty áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.

+ Các nhóm từ thiện cộng đồng luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS và có hoạt động tích cực…

– Đưa ra các biểu hiện và số liệu về các mặt còn tồn tại:

+ Dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong cao trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm.

+ Tốc độ tăng: 10 nghìn người nhiễm HIV/phút.

+ Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.

+ HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ.

+ Không có khu vực an toàn đối với HIV/AIDS.

+ Chúng ta không đạt được mục tiêu đề ra, chậm trong việc giảm quy mô và tác động của dịch.

→ Cách viết ngắn gọn, trung thực, giàu sức thuyết phục.

Giải câu 3 (Trang 83 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến điều gì?

Trả lời:

Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả nhấn mạnh rằng chúng ta không chỉ vì các mục tiêu của cuộc cạnh tranh mà được phép quên cái thảm họa đang ngày một nhanh chóng cướp đi cái đáng quý nhất là mạng sống và tuổi thọ của con người.

Đặc biệt tác giả còn gắn nỗ lực chống HIV/AIDS với việc gạt bỏ thái độ kì thị, phân biệt đối xử với những ai không may mắn mắc phải chứng bệnh thế kỉ này “Chúng ta còn bị chậm hơn nữa nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS”.

Giải câu 4 (Trang 83 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Trong bản thông điệp này, những nội dung và câu văn nào đã làm cho anh (chị) thấy xúc động nhất? Vì sao? Qua đó, anh (chị) rút ra được bài học gì cho việc làm văn nghị luận của bản thân?

Trả lời:

Đoạn văn kết thúc bản thông điệp chứa đựng nhiều cảm xúc nhất. Tác giả sử dụng nhiều câu văn ngắn gọn với một cảm xúc kìm nén: “Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” hay cũng có những câu cô đọng mà tạo hình ảnh gợi cảm xúc “Hãy cũng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”.

Bài học cho việc làm văn nghị luận:

– Nêu luận điểm, luận cứ rõ ràng, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

– Bài viết cần thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình một cách rõ ràng.

Soạn phần luyện tập bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 83 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Viết một bản báo cáo về tình hình phòng chống HIV/AIDS ở địa phương anh (chị).

Trả lời:

Gợi ý:

Các em viết đảm bảo đúng theo mẫu của một bài báo cáo, bao gồm:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ.

– Địa điểm, thời gian làm báo cáo

– Tên báo cáo: BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TÌNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI ĐỊA PHƯƠNG

– Nơi gửi.

– Nội dung báo cáo: đã làm được những gì, liệt kê rõ ràng, cụ thể…

– Ký và ghi rõ họ tên.

Nội dung tham khảo:

Trước thực trạng và tác hại của tệ nạn ma túy, nguyên nhân hết sức tiềm tàng của HIV/AIDS, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận cầu Giấy đã nêu cao ý thức, trách nhiệm, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và đặc biệt là phòng chông HIV/AIDS. Quận cầu Giấy đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo tại cộng đồng dân cư, làm phong phú và tăng thêm tính hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội như hòm thư giúp bạn, hòm thư tố giác tội phạm đội xung kích an ninh, đội thanh niên tình nguyện phòng chống các tệ nạn ma túy.

Mô hình Thanh niên chủ động phòng chống ma túy ở cơ sở phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và Công an quận triển khai ở 8 phường là Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch và Yên Hòa. Với nhiệm vụ tuyên truyền, tham gia đấu tranh phòng chống ma túy, giúp đỡ cai nghiện, sau 2 năm triển khai đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các nhóm đã tổ chức cai nghiện cho 50 đối tương, trong đó có 24 đối tượng đã hoàn toàn cự tuyệt đối với ma túy, 7 đối tượng có chuyển biến tốt. Đặc biệt trong hai năm qua, ở các khối xóm được triển khai mô hình không phát sinh thêm đối tượng nghiện mới, các tụ điểm bán lẻ ma túy giảm đáng kể, từng bước làm trong sạch địa bàn.

Mô hình Đội kĩ năng Sống tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy, HIV/AIDS tại phường Yên Hòa với hình thức hoạt động truyền thông thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Mô hình Trí thức trẻ tình nguyện và Y bác sĩ trẻ tình nguyện được triển khai ở các phường Dịch Vọng, Quan Hoa, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Ngoài hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân làm ăn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, các đội viên còn tham gia tích cực công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy được các cấp Bộ Đoàn chủ động phối hợp với công an tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự nơi thôn xóm, cung cấp hàng ngàn nguồn thông tin có giá trị cho cơ quan chức năng. Hằng năm, các cấp Bộ đoàn còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ma túy, HIV/AIDS, hội trại phòng chống ma túy thu hút hàng ngàn lượt đoàn viên thanh niên tham gia; phối hợp với ngành công an tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên về ý thức tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phát động phong trào kí cam kết không vi phạm luật, tệ nạn xã hội và nhất là tệ nạn ma túy.

Trong quá trình tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất hiện nhiều thanh niên xuất sắc, gương đoàn viên, thanh niên dũng cảm, mưu trí tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền pháp luật, phóng chống ma túy, góp phần tích cực trong việc giữ gìn trật tự ở cơ sở. Điều ghi nhận là hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy của tổ chức Đoàn, Hội, Đội ở Quận cầu Giấy được triển khai thường xuyên, liên tục, lấy cơ sở làm địa bàn để chỉ đạo; khẳng định rõ thái độ trách nhiệm của thế hệ trẻ quyết tâm đấu tranh phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, phân đấu vì một môi trường trong sạch, lành mạnh, văn minh.

Trước thực trạng của tệ nạn xã hội, nhất là ma túy và HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến một bộ phận thanh thiếu niên, Quận đoàn Cầu Giấy xác định công tác phòng chống các tệ nạn xã hội thời gian tới là: đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngăn chặn, phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy, HIV/AIDS nói riêng thông qua các hình thức phong phú, hâp dẫn như giao lưu, trao đổi, đàm thoại, gặp mặt các điển hình tiên tiến trong công tác phòng chồng ma túy, HIV/AIDS-, những tấm gương vươn lên số phận; tổ chức các cuộc thi, hội trại với chủ đề Tuổi trẻ nói không với ma túy, tiếp tục duy trì, củng cố và xây dựng các mô hình thanh niên tình nguyện, chống ma túy tại cơ sở; phối hợp với các ngành giúp đỡ thanh niên chậm tiến, vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, cai nghiện và giải quyết việc làm sai trái, động viên các đối tượng tham gia các hoạt động đoàn thể, tái hòa nhập cộng đồng bền vững; phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, tham gia với các lực lượng truy quét, giải tỏa các tụ điểm buôn bán, sử dụng ma túy, tiến tới xây dựng cơ sở, địa bàn khối xóm trong sạch về ma tuy và các tệ nạn xã hội, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ Thanh niên, học sinh, sinh viên với phòng chống ma túy, HIV/AIDS, Không xa lánh và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS,… thông qua đó lồng ghép tuyên truyền những tác hại của tệ nạn ma túy, trang bị những kĩ năng, biện pháp phòng chống, đồng thời nâng cao ý thức cho cộng đồng trong công tác phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; hướng dẫn cở sở tổ chức kí cam kết Chi đoàn, Đoàn cơ sở sạch về ma túy.

Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong thời kì mới, thời gian tới, Đoàn thanh niên Quận cầu Giấy tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh để học tập lao động góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Câu 1. Bản thông điệp nêu tên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?

Trả lời:

Mở đầu bản thông điệp tổng thống Liên Hợp Quốc nhắc lại những lời tuyên bố cam kết của các quốc gia trên thế giới về phòng chống căn bệnh thế kỉ này vào năm 2011

Đó là một vấn đề rất cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân vì:

  • HIV/AIDS là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của toàn nhân loại và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
  • AIDS vẫn đang hoành hành, lây lan với tốc độ báo động, nhất là ở phụ nữ và có rất ít dấu hiệu suy giảm.
  • HIV/AIDS làm tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao.
  • Những thách thức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế không quan trọng hơn vấn đề cấp bách HIV/AIDS.

Câu 2. Tổng thư kí Liên hợp quốc đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình thực tế của mình không chỉ trung thực, đáng tin cậy mà còn là cơ sở để dẫn tới những kiến nghị mà ông sẽ nêu sau đó?

Trả lời:

Cách tác giả điểm lại tình hình đã qua:

– Đầu tiên tác giả nhấn mạnh trong phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS các quốc gia đã thống nhất thông qua “Tuyên bố” về cam kết phòng chống HIV/AIDS đưa ra các mục tiêu, cam kết, nguồn lực và hành động”.

– Tác giả đưa ra một số kết quả đạt được như:

  • Ngân sách dành cho phòng chống HIV/AIDS đã tăng lên một cách đáng kể.
  • Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao, sốt rét đã được thông qua.
  • Ngày càng nhiều các công ty áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.
  • Các nhóm từ thiện cộng đồng luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS và có các hoạt động tích cực, phối hợp với chính phủ các tổ chức khác.
  • Luận điểm tiếp theo: “Chúng ta đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay trong tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS. Với tiến bộ như hiện nay thì sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu vào trong năm 2005”.

=> Tác giả đã điểm lại tình hình đã qua một cách trung thực với những số liệu đáng tin cậy.

Cô-phi An-nan đã đưa ra các biểu hiện và số liệu cụ thể nhằm thuyết phục người đọc. Từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể:

  • Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.
  • Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Trong năm qua, mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV, và đạt dịch này đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ, lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương

Như vậy với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng và đi đến kiến nghị. Qua đó, người đọc có thể hình dung một bức tranh toàn cảnh về vấn đề HIV/AIDS đang đe doạn nhân loại như thế nào.

Câu 3. Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến điều gì?

Trả lời:

Tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh: “Thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa về tiến độ hoàn thành các mục tiêu nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS”.

=> Thông qua đó, ta có thể thấy tác giả có một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, yêu thương nhân loại bằng trái tim đầy tình người. Ôm có tầm hiểu biết sâu sắc, tầm ảnh hưởng sâu rộng, luôn quan tâm đến vận mệnh của con người hơn bao giờ hết. Là một con người sống vì công việc vì sự ổn định tốt đẹp của toàn nhân loại,

Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì:

  • Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt lập luận chặt chẽ kết hợp với giọng văn trữ tình, thể hiện những cảm xúc của người viết.
  • Bố cục trình bày logic và rành mạch, tác giả lần lượt điểm lại tình hình đã qua, thực trạng của HIV/AIDS và hướng tới kêu gọi mọi người hãy sát cánh để chống HIV/AIDS bởi “Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.

Câu 4. Trong bản thông điệp này, những nội dung và câu văn nào đã làm cho anh (chị) thấy xúc động nhất? Vì sao? Qua đó, anh (chị) rút ra được bài học gì cho việc làm văn nghị luận của bản thân?

Trả lời:

Lựa chọn câu văn cảm thấy xúc động nhất: Hãy cùng tôi đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV-ADIS bắt đầu từ chính các bạn.

Nơi lạnh lẽo nhất trên Trái Đất không phải Bắc cực mà là nơi không có tình người. Những người bị bệnh HIV/AIDS hơn lúc nào hết cần có tình có tình thương, sự quan tâm, động viên, an ủi của mọi người. Chỉ khi tất cả mọi người cùng lên tiếng để chống lại HIV/AIDS thông cảm, chia sẻ với những người bất hạnh lúc ấy cuộc sống mới thật sự dễ chịu, có ý nghĩa thay vì sự dè dặt. Vì vậy, lời kêu gọi của tác giả mong muốn cả nhân loại hãy nhận thức đúng đắn về căn bệnh thế kỉ và giúp đỡ những người mắc phải, đồng thời cần ngăn chặn sự lây lan bởi sự im lặng không lên tiếng của bạn.

Qua văn bản, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc làm văn nghị luận:

  • Lập luận chặt chẽ, logic.
  • Đưa ra dẫn chứng thuyết phục, sát thực.
  • Bài viết thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm của mình một cách rõ ràng
  • Lời văn trong sáng, logic, giàu sức thuyết phục.
  • Thể hiện tình cảm chân thành của người viết, tạo sức lay động đến người đọc.

Soạn phần luyện tập bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (trang 83 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Câu hỏi: Viết một bản báo cáo về tình hình phòng chống HIV/AIDS ở địa phương anh (chị).

Trả lời:

– Để thực hiện yêu cầu của đề bài (viết một bản báo cáo về thực trạng phòng chống HIV/AIDS ờ địa phương), anh (chị) nên đến các cơ quan, ban ngành có liên quan của địa phương nơi mình sinh sống để xin các tài liệu tham khảo và dựa vào thực tế các hoạt động, phòng chống HIV/AIDS của địa phương.

– Nội dung báo cáo cần nêu được những ý sau:

+ Khái quát về thực trạng tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm) và các trường hợp có HIV ở địa phương: những loại tệ nạn xã hội trên có phổ biến không (dẫn số liệu), số lượng người có HIV là bao nhiêu (dẫn số liệu),… Từ đó, nhận định về nguy cơ lây nhiễm các tộ nạn xã hội và HIV/AIDS.

+ Những hoạt động phòng chống HIV/AIDS: kể tên các hoạt động, phong trào tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm), HIV/AIDS ; các hoạt động của công an địa phương truy quét các tụ điểm tệ nạn xã hội,… (các hoạt động ấy diễn ra thường xuyên hay định kì, có thời gian cao điểm không, nếu có thì vào thời điểm nào (dẫn các số liệu),…).

+ Hiệu quả của các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở địa phương: tệ nạn ma tuý, mại dâm giảm đi/tăng lên như thế nào (dẫn số liệu), tỉ lệ người có HIV giảm/tăng ra sao (dẫn số liệu),…

+ Đánh giá chung về tình hình phòng chống HIV/AIDS ở địa phương (tốt, chưa tốt,…).

Ví dụ:

a) Mở bài: Giới thiệu về tệ nạn xã hội HIV/AIDS ở địa phương.

Hiện nay HIV/AIDS đang là một căn bệnh thế kỉ, làm đau đầu các nhà chức trách, chính trị gia và là mối quan tâm lo lắng của toàn nhân loại. Căn bệnh ấy không trừ bất cứ nơi đâu, mà vấn đề là ở đó ít hay nhiều mà thôi. Trước vấn đề cấp thiết đó ở địa phương, tôi cũng góp tiếng nói của mình để đẩy lùi, phòng chống nó.

b) Thân bài:

– Trong những năm gần đây địa phương tôi không ngừng đưa ra các biện pháp để phòng chống HIV/AIDS:

  • Mở các lớp học tuyê truyền về cách phòng chống HIV/AIDS, nêu lên tác hại to lớn mà HIV/AIDS gây ra.
  • Vận động nhân dân không được xa lánh với người bệnh.
  • Tuyên truyền về nếp sống văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
  • Tổ chức các hội thi…

– Tuy nhiên HIV/AIDS cũng rất khó đẩy lùi ở địa phương. Nguyên nhân:

  • Do một số thanh thiếu niên đua đòi, ăn chơi.
  • Hiệu quả của việc tuyên truyền chưa mang lại kết quả như mong đợi.
  • Việc quả lí nhập cư từ nơi này sang nơi khác làm chưa tốt có khi người đến đem theo HIV/AIDS vào địa phương.
  • Do sự bất cẩn khi không có phương pháp đúng đắn phòng tránh HIV/AIDS.

– Khẳng định chỉ có con đường phòng chống HIV/AIDS, đẩy nó ra khỏi cuộc sống mới làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy phải ra sức đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này.

c) Kết bài: Tình hình phòng chống HIV/AIDS là vẫn đề nan giải của địa phương, nhưng địa phương tôi đang cố gắn nổ lực để tiêu diệt căn bệnh này.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status