Soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô trang 155 – 157 SGK ngữ văn lớp 10 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thơ Hai-kư của Ba-sô, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
THƠ HAI – CƯ CỦA BA – SÔ
TIỂU DẪN
Ma-su-ô Ba-sô (Mastuo Bashoo, 1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ông sinh ra ỏ U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay là Tô-ki-ô), sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu). Mười năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hi-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. Tác phẩm của Ba-s: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), và nổi tiếng nhát là Lối lên miền Ô-ku (1689)… Ngoài Ba-sô, ở Nhật Bản còn có nhiều nhà thơ hai-cư nổi tiếng khác nữa như: Y. Bu-sôn (1716 – 1783) K. Ít – sa (1763 – 1827), M. Si-ki (1867 – 1902)…
So với các thể loại thơ khác trên thế giớ, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 – 7 – 5 âm (chỉ có 7, 8 chữ Nhật). Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ nghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ” (từ chỉ mùa). Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung. Hai-cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa. Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi hương,… đều có sự tương giao và chuyển hóa lẫn nhau, trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư có những nét rất riêng, rất cao và rất tinh tế: đề cao cái Vắng lặng, Đơn so, U huyện, Mềm mại, Nhẹ nhàng,… Về ngôn ngữ , hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật. Như một bức tranh thủy mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cũng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, họi họa, tiểu thuyết,… thơ hai-cư là một đống góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.
VĂN BẢN
1.
Đất khách mười mùa sương.
Về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương (1)
2.
Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô (2)
3.
Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu (3).
4.
Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi (4) than khóc?
gió mùa thu tái tê.
5.
Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi.
6.
Từ bốn phương trời xa
cánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa (5).
7.
Vắng lạng u trầm
thấm sâu vào đá
tiếng ve ngâm (6).
8.
Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu (7).
ĐOÀN LÊ GIANG dịch
CHÚ THÍCH
(1) Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô (Tô-ki-ô ngày nay) ở được mười năm mới về thăm lại quê. Nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình.
(2) Ba-sô ở Kinh đô (Ki-ô-tô) thời trẻ (1666 – 1672), rồi chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau ông trở lại Ki-ô-tô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này.
(3) Ba-sô về quê, mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật còn lại của mẹ là một mớ tóc bạc.
(4) Ngày xưa, người nông dân Nhật Bản rất nghèo, vào những năm đói kém, có khi người ta phải bỏ con vào rừng vì không nuôi nổi.
(5) Hồ Bi-oa (Tì Bà hồ): hồ lớn nhất Nhật Bản, trông giống như hình cây đàn tì bà, rất đẹp, nằm ở trung tâm tỉnh Si-ga, gần quê của Ba-sô.
(6) Bài thơ có liên tưởng kì lạ thể hiện sự tương giao màu nhiệm giữa cảm giác, âm thanh và vật thể.
(7) Đây là bài thơ Ba-sô làm trước khi mất.
Hướng dẫn soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô chi tiết.
Giải câu 1 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
Trả lời:
Về bài 1:
Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm lại quê. ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình. Bài thơ ngắn mà thể hiện cái tình gắn bó sâu nặng với mảnh đất nơi mình ở.
Về bài 2:
Ở bài thơ thứ hai có nhắc đến chim đỗ quyên (hay còn gọi là chim quyên, chim đỗ vũ, chim tử quy…). Đó là tiếng của loài chim mà Ba-sô nghe được khi quay trở lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Trong tiếng Nhật, chim đỗ quyên được đọc là ho-to-to-gi-su. Đó là loài chim hay cất tiếng kêu vào đầu mùa hè, khi trời xâm xẩm tối và tiếng kêu của nó rất thê thiết, vẫn được nghe ra là đẹp và sầu muộn, chính vì vậy trong tiếng Nhật nó còn những tên gọi khác như “loài chim của kiếp sau”, “loài chim thất tình”… Nghe tiếng chim kêu buồn đến não lòng người đó nhà thơ nhớ đến một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô nay đã xa xôi “ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô”, sự nhớ tiếc đó có đượ tiếng chim buồn thê thiết kia đồng vọng, hay đó chính là tiếng lòng của thi nhân? Bài thơ cô đọng nhưng tình và ý thì bảng lảng như sương như khói, mơ mơ hồ hồ làm xao xuyến lòng người đọc.
Giải câu 2 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
Trả lời:
Về bài 3:
Năm 40 tuổi, Ba-sô làm một cuộc du hành đến Kan-sai gần quê nhà. Về đến nhà thì ông hay tin mẹ mất. Người ta đưa lại cho ông di vật là một mớ tóc bạc. Ông đau đớn viết nên bài thơ này.
Bài thơ thấm đượm xót xa tình mẫu tử, đặc biệt đó là nỗi lòng của đứa con xa xứ, đã không chăm sóc được mẹ già, lại không được nhìn thấy mẹ lần cuối. Nỗi xót xa đau đớn của nhà thơ được thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc của người mẹ đã khuất. Quý ngữ (từ chỉ mùa của bài thơ là sương thu. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
Về bài 4:
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Trong Du kí Phơi thân đồng nội viết năm 1685, Ba-sô kể chuyện một lần đi ngang qua cánh rừng ông bỗng nghe thấy tiếng vượn hú. Tiếng ấy gợi ông nhớ đến tiếng khóc của một em bé bị bỏ rơi trong rừng:
Tiếng hú não nề
Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?
Gió mùa thu tái tê
Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng. Thậm chí còn đang tâm giết đứa trẻ nữa.
Những câu chuyện như thế in đậm vào tâm khảm nhà thơ. Vì thế, nghe tiếng vượn hú mà Ba-Sô lại liên tưởng đến tiếng người. Tiếng vượn hay chính là tiếng trẻ con khóc thật. Hay trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người? Gió mùa thu tái tê hay lòng thi nhân tái tê hay lòng thi nhân tái tê khi nghe thấy những âm thanh gợi lên nhiều nỗi đau thương đó? Cái mơ hồ, mờ ảo của bài thơ nằm ở đây, nó chờ câu trả lời từ sự đồng vọng trong lòng người đọc.
Giải câu 3 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
Trả lời:
Về bài 5:
Bài thơ này Ba-Sô sáng tác khi đi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng thấy chú khỉ đang thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.
Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.
Giải câu 4 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đep, thú vị ở chỗ nào?
Trả lời:
Về bài 6:
Là bài thơ miêu tả cảnh mùa xuân. Đó cũng là mùa hoa anh đào nở. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ tru, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.
Về bài 7:
Đó là sự im lặng huyền diệu. Trong cảnh u tịch đó, tiếng ve ngâm như thấm sâu vào đá. Một liên tưởng độc đáo và không hề có tính chất thậm xưng bởi cảnh u huyền đó là có thực và con người khi chìm vào thế giới đó sẽ thảnh thơi mà lòng chìm vào những suy tưởng của bản thân. Cái đẹp của bài thơ cũng nằm ở chính hình tượng này.
Giải câu 5 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Trả lời:
Khát vọng sống, khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện trong bài 8.
Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô khoogn hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi – đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.
Giải câu 6 (Trang 157 SGK ngữ văn 10 tập 1)
Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyện trong các bài 6, 7, 8.
Trả lời:
– Trong bài thơ số 6, quý ngữ của bài chính là “cánh hoa đào”. Đó là hình ảnh gợi nên mùa xuân tươi đẹp. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.
– Ở bài thơ số 7 quý ngữ của bài nằm trong hình ảnh “tiếng ve ngâm”. Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.
– Quý ngữ của bài thơ số 8 lại nằm ở “những cánh đồng hoang vu”. Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thơ Hai-kư của Ba-sô
Câu 1. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
Trả lời:
– Bài 1: Tác giả đã ở Ê-đô suốt mười năm “mười mùa sương”, đến khi rời Ê-đô về thăm quê cũ lại thấy rằng Ê-đô chính như là cố hương của mình, thấy nhớ nhung không thôi.
– Bài 2: Tiếng chim đỗ quyên hót khiến tác giả nhớ lại quá khứ. Tác giả đang đứng trên đất kinh đô Ki-ô-tô nhưng không còn là Ki-ô-tô của 20 năm trước đây nên tác giả thấy nhung nhớ, nuối tiếc hình ảnh Ki-ô-tô của quá khứ khi đang nhìn thấy Ki-ô-tô của thời hiện tại
Câu 2. Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong các bài 3, 4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó mơ hồ, mờ ảo ra sao?
Trả lời:
– Bài 3: Tác giả về quê khi mẹ đã mất, chỉ còn lại nắm tóc bạc trên tay như làn sương thu mong manh đã tan đi giống như cuộc đời mẹ. Giọt nước mắt của tác giả không thể ngăn được cứ thế mà tuôn ra.
– Bài 4: Tác giả nghe thấy vượn hú não nề trong rừng nên liên tưởng đến hình ảnh những đứa trẻ vì đói nghèo mà bị bỏ rơi. Những đứa trẻ ấy liệu có còn mang dáng hình ban đầu vốn có của chúng hay không.
– Hai bài thơ sử dụng những hình ảnh mơ hồ, hư ảo là làn sương thu và gió mùa thu tái tê. Làn sương thu mong manh ấy là hiện thân của một kiếp sống đã lụi tàn, còn gió mùa thu tái tê chính là sự hình tượng hóa nỗi lòng đau xót của tác giả.
Câu 3. Qua bài 5, anh (chị) cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
Trả lời:
– Nhà thơ có một tâm hồn nhân ái, nhạy cảm đặc biệt, ông quan tâm tới tất cả những số phận bé nhỏ, tội nghiệp xung quanh mình.
Câu 4. Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6, 7? Hình tượng thơ đep, thú vị ở chỗ nào?
Trả lời:
– Những sự vật, hiện tượng tưởng chừng như không liên quan đến nhau lại được tác giả đặt cạnh nhau:
→ Bài 6: những cánh hoa đào lả tả rơi như gợn lên những đợt sóng ở hồ Bi-oa.
→ Bài 7: những cảm giác, âm thanh và vật thể được đặt trong mối tương giao, vắng lặng u trầm là cảm giác của con người lại thấm được vào đá, âm thanh của tiếng ve cũng được đặt cạnh đó.
– Hình tượng thơ đẹp và thú vị bởi những cảm giác thẩm mĩ mới lạ mà chúng tạo ra, tác giả đã kết hợp một cách độc đáo những sự vật trong vũ trụ lại với nhau.
Câu 5. Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Ba-sô được thể hiện như thế nào trong bài 8?
Trả lời:
– Dù thân thể của tác giả đang phải chịu đựng bệnh tật, không thể tiếp tục nhưng chuyến đi của mình nhưng tâm tưởng của tác giả vẫn phiêu du theo những chuyến phiêu bạt trên những cánh đồng hoang vu. Bệnh tật không thể nào giam cầm được khát vọng sống và lãng du của Ba-sô.
Câu 6*. Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyện trong các bài 6, 7, 8.
Trả lời:
– Quý ngữ trong bài 6: lả tả, gợn.
– Quý ngữ trong bài 7: vắng lặng, u trầm.
– Quý ngữ trong bài 8: mộng, phiêu bạt.
– Bài 6: Cả không gian rộng lớn chỉ có những cánh hoa đào lả tả rơi trên mặt hồ Bi-oa, cả không gian thiếu vắng, trống trải.
– Bài 7: Vẻ u trầm của không gian xuyên thấm cả vào vật vô tri như đá, tiếng ve cất lên là âm thanh náo động nhưng lại càng làm nổi bật sự vắng lặng đến tịch mịch của khung cảnh.
– Bài 8: Tác giả phải chịu cảnh đau đớn trên giường bệnh, trong mộng tưởng của người bệnh ấy vẫn phiêu du về cánh đồng hoang vu xa xôi. Vẻ u huyền của không gian cánh đồng hoang vu tràn cả vào tâm tưởng của nhà thơ.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment