Soạn bài – Thao tác lập luận bác bỏ

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ trang 24 – 27 SGK ngữ văn lớp 11 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Thao tác lập luận bác bỏ, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Thao tác lập luận bác bỏ

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

– Lập luận bác bỏ: là cách thức đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học của mình để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

– Mục đích: Dùng những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, thiếu khoa học của một ý kiến, quan điểm nào đó; đồng thời bày tỏ và bênh vực ý kiến đúng đắn.

– Tác dụng: là thao tác quan trọng giúp cho bài nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục; là thao tác rất cần thiết trong cuộc sống.

– Yêu cầu:

+ Phát hiện những sai lầm của họ.

+ Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với giọng điệu dứt khoát, tự tin.

+ Tỏ thái độ khách quan, có chừng mực; phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

II. Cách bác bỏ

Giải câu 1 (Trang 24 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Đọc các đoạn trích trong SGk và trả lời các câu hỏi.

Trong ba đoạn trích trên:

– Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?

– Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách bác bỏ ra sao?

– Cách lập luận nào bị bác bỏ? Hãy phân tích.

Trả lời:

Đoạn trích a:

– Nội dung bác bỏ: Ý kiến: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”.

– Cách thức bác bỏ:

+ Chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ và những lời nói từ câu thơ của Nguyễn Du.

+ So sánh với những thi sĩ nước ngoài có trí tưởng tượng kì dị tương tự Nguyễn Du: “Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy”.

+ Cách diễn đạt: phối hợp các kiểu câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ… một cách khéo léo để đoạn văn có sức thuyết phục.

Đoạn trích b:

– Nội dung bác bỏ: “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”.

– Cách thức bác bỏ: trực tiếp phê phán: Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả.

– Phân tích bằng những lí lẽ và dẫn chứng:

+ Lí lẽ: “Họ chỉ biết những từ thông dụng và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào”.

+ Dẫn chứng: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”; “Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự”.

Đoạn trích c:

– Nội dung bác bỏ: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi.

– Cách thức bác bỏ:

– So sánh tác hại của rượu và tác hại của thuốc lá.

– Phân tích tác hại do những người hút thuốc gây ra.

– Cách diễn đạt: phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán: “Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ”; Hút thuốc thì những người gần anh cũng hít phải luồng khói độc”.

Giải câu 2 (Trang 26 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Hãy cho biết các cách thức bác bỏ.

Trả lời:

Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ, lập luận bằng cách:

– Nêu tác hại

– Chỉ ra nguyên nhân

– Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của chúng

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Đọc hai đoạn trích SGk và trả lời các câu hỏi.

– Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.

– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?

– Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Trả lời:

Đọc đoạn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ và đoạn trích Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi.

a)

– Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên:

+ Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến sai “Cứng quá thì gãy”.

+ Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến thiếu chính xác khi định nghĩa về thơ.

– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

– Tác giả Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn.

+ Nêu ý kiến sai lầm: “Cứng quá thì gãy”.

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được … chịu đổi cứng ra mền”.

+ Dùng dẫn chứng để bác bỏ: “Ngô Tử Văn … thật là xứng đáng”.

b)

– Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp; thơ là những đề tài đẹp.

– Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ lời không đẹp như thơ Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du; có những bài thơ đề tài không đẹp như đề tài trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 27 SGK ngữ văn 11 tập 2)

Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Trả lời:

Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Em hãy bác bỏ quan điểm đó.

Các bạn có thể dựa vào gợi ý sau để viết văn bác bỏ.

– Mở bài:

+ Có nhiều quan niệm về tiêu chuẩn, cách thức chọn bạn.

+ Gần đây trong lớp xuất hiện một quan niệm sai về tình bạn:

“Không thể kết bạn với những học sinh học yếu”

– Thân bài:

+ Nêu chuẩn mực của tình bạn chân chính.

+ Nêu quan niệm sai “không thể kết bạn với những học sinh yếu”.

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả: không nâng đỡ bạn, trái lại còn đẩy bạn vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc; trong lớp sẽ có sự chia rẽ, ngăn cách, …)

Nêu quan niệm đúng của mình (nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ. Như vậy tập thể lớp mới đoàn kết).

– Kết bài: nêu cảm nghĩ về tình bạn.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Thao tác lập luận bác bỏ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

– Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.

– Mục đích: phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác.

– Yêu cầu: Nắm chắc những ý kiến sai lầm, đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn, cẩn trọng và phù hợp.

II. CÁCH BÁC BỎ

Câu 1. Đọc các đoạn trích trong SGk và trả lời các câu hỏi.

Trong ba đoạn trích trên:

– Luận điểm nào bị bác bỏ? Bác bỏ bằng cách nào?

– Luận cứ nào bị bác bỏ? Cách bác bỏ ra sao?

– Cách lập luận nào bị bác bỏ? Hãy phân tích.

Trả lời:

a) – Luận điểm bị bác bỏ là: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”

– Bác bỏ bằng cách phân tích những luận điểm sai lệch, thiếu chính xác, không có căn cứ khoa học của Nguyễn Bách Khoa.

– Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là: Về di bút của Nguyễn Du và Căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du

– Cách diễn đạt trong thao tác lập luận bác bỏ của tác giả:

+ Phối hợp câu tường thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

+ Sử dụng biện pháp so sánh với những thi sĩ có trí tưởng tượng như Nguyễn Du

b) – Luận điểm bị bác bỏ là: “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”.

– Bác bỏ bằng cách Chỉ ra nguyên nhân

– Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? và Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của “đồng bào”

c) – Luận điểm bị bác bỏ là: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”

– Bác bỏ bằng cách Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và chỉ ra nguyên nhân của nó

– Luận cứ được đưa ra để bác bỏ là: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.

Câu 2. Hãy cho biết các cách thức bác bỏ.

Trả lời:

– Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.

– Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

III. LUYỆN TẬP

Bài 1. Đọc hai đoạn trích SGk và trả lời các câu hỏi.

– Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.

– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?

– Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Trả lời:

* Ý kiến, quan điểm bác bỏ

– Đoạn trích a: Nguyễn Dữ đã bác bỏ quan niệm sai lệch: “Cứng quá thì gãy”: “Từ đó mà đổi cứng ra mềm”.

– Đoạn trích b: Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ quan điểm sai lầm: “Thơ là những lời thơ đẹp”.

* Cách bác bỏ và giọng văn:

– Đoạn trích a: Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.

+ Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo lắng không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”.

+ Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng.

– Đoạn trích b: Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị.

+ Dẫn chứng: từ thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du, thơ Bô – đơ – le, thơ kháng chiến chống Pháp. -> đều không dùng lời văn đẹp.

* Bài học về cách bác bỏ: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.

Bài 2. Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Trả lời:

Để bác bỏ quan niệm sai lầm: “Không kết bạn với những người học yếu”

– Có thể dùng các thao tác: truy tìm nguyên nhân, phân tích tác hại của quan niệm sai để bác bỏ, sau đó nêu một số suy nghĩ và hành động đúng.

– Nêu giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục để bác bỏ quan niệm sai lầm đó.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status