Soạn bài – Tập làm văn: Nhân vật trong truyện

Soạn bài Tập làm văn: Nhân vật trong truyện trang 13 – 14 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Nhân vật trong truyện, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Nhân vật trong truyện

I. Nhận xét

Giải câu 1 – Nhận xét (Trang 13 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp.

a) Nhân vật là người.

b) Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,…)

Trả lời:

Truyện

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Sự tích hồ Ba Bể

Nhân vật là người   – Hai mẹ con bà góa

– Bà lão ăn xin

– Những người dự lễ hội

Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,…) – Dế Mèn

– Nhà Trò

– Bọn Nhện

 

Giải câu 2 – Nhận xét (Trang 13 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:

a) Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu).

b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể).

Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

Trả lời:

a) Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:

Dế Mèn: Khảng khái, thương người, bênh vực kẻ yếu.

Căn cứ: Lời nói và hành động khi giúp đỡ Nhà Trò…

b) Trong Sự tích hồ Ba Bể:

Mẹ con bà góa: Giàu lòng nhân ái.

Căn cứ vào hành động nhân vật: mẹ con bà góa cho bà lão ăn xin ăn nghỉ trong nhà, hỏi cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người bị nạn lụt.

II. Ghi nhớ

– Nhân vật trong truyện có thể là người hay con vật, đồ vật, cây cối,…. được nhân hoá.

– Hành động, lời nói, suy nghĩ,… của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 13 – 14 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Nhân vật trong câu chuyện sau đây là những ai? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận nhận xét như vậy?

Ba anh em

Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.

Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.

soan bai tap lam van nhan vat trong truyen sgk tieng viet lop 4 tap 1

Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:

– Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.

Ni-ki-ta thắc mắc:

– Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?

Bà mỉm cười:

– Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?

Theo GIÉT-XTÉP

Gù: (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.

Trả lời:

a) Nhân vật trong câu chuyện Ba anh em gồm có:

– Ni-ki-ta

– Gô-sa

– Chi-ôm-ca

– Người bà của ba bạn nhỏ.

b) Nhận xét của bà về tính cách của từng đứa cháu là rất đúng. Em hoàn toàn đồng ý với lời nhận xét đó. Vì bà đã căn cứ vào suy nghĩ và hành động của từng người cháu sau bữa ăn mà nhận xét:

– Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng ăn xong là chạy tót đi chơi, không quan tâm đến ai.

– Gô-sa thì láu lỉnh lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất ( lười quét dọn bàn, lãng phí, không nghĩ đến những con chim, những mẩu bánh vụn có thể gom lại cho chim ăn)

– Chi-ôm-ca: Biết giúp bà dọn dẹp bữa ăn, biết nghĩ đến mấy con chim, gom mẩu bánh vụn dành cho chim, biết tiết kiệm.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 14 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.

Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:

a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.

b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.

Trả lời:

Kể chuyện theo hướng ý (a):

Chủ nhật tuần trước, tôi với Thành rủ nhau ra sân trường chơi cầu lông chuẩn bị hội thi thể thao sắp tới chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ngày nghỉ nên các em nhỏ cũng tụ tập về đây chơi khá đông. Chúng tôi chọn một khoảng trống giữa sân trường để luyện tập. Hai chúng tối vốn là hai tay vợt tốt nhất lớp và là niềm hi vọng của cô chủ nhiệm và tập thể lớp 4A. Chúng tôi chơi không có lưới, nên đánh rất thoải mái. Lúc đầu chúng tôi đánh chậm, dần dần tăng tốc. Quả cầu xé gió vút qua bay lại ngày một nhanh hơn. Lúc thì bay bổng lên không trung thành một đường vòng cung, lúc thì xẹt ngang chớp sáng như một mảnh sao băng. Bất thần tôi nhảy lên đón đường cầu tà tà của Thành, đập thật mạnh. Quả cầu chếch sáng trái nơi mấy em nhỏ đang chơi. Thành lao người sang đón cầu thì vô tình chạm phải một em bé chừng năm sáu tuổi làm cậu bé ngã kềnh ra đất. Thành cũng chổng vó lên trời. Cậu bé khóc thét lên dữ dội, Thành hốt hoảng lồm cồm lên bò dạy, đỡ cậu bé, miệng rối rít hỏi:

– Em có sao không? Đau lắm không ? Anh sai rồi! Anh xin lỗi cưng. Để anh bế cưng dậy nhé!

Thảnh đỡ cậu bé dậy, dẫn đến chỗ ghế đá dưới gốc liễu, phủi cát bụi và lau nước mắt mũi cho bé. Cậu bé nín khóc, gương mặt trở lại hồng hào. Tội vội chạy đi mua ba bịch nước mía về đưa cho bé một bịch, tôi và Thành một bịch. Cả ba ngồi uống nước nói chuyện vui vẻ.

Kể chuyện theo hướng ý (b):

Hôm ấy là thứ bày, nhóm bạn chúng tôi gồm bốn đứa: Nam, Hải, Hùng và tôi kéo nhau ra công viên chơi đá cầu. Ngày nghỉ, nên trẻ em ra đây chơi khá đông. Chỗ thì chơi trò đuổi bắt nhau, chỗ thì chơi cướp cờ, bịt mắt bắt dê,… Còn nhóm trẻ em mẫu giáo thì chạy lăng quăng xem các anh chị vui đùa.

Nhóm chúng tôi chia làm hai phe đá cầu. Tôi với Hùng một phe. Nam với Hải một phe. Trận cầu diễn ra thật sôi nổi bởi hai phe ngang tài cân sức. Hiệp một bên tôi thắng. Hiệp hai bên Nam thắng. Đến hiệp ba phân chia thắng bại hai bên dồn hết tâm sức thi đấu. Chiếc cầu như chiếc bông so đũa lúc thì vật vờ trên không, lúc thì là là bay lượn như cánh bướm. Bất ngờ, Hùng xoay người đá móc quả cầu thành một đường vòng cung đẹp qua vai Hải. Nam nhào đến vớt cầu không ngời cậu ta va phải một bé trai đang chơi gần đó, làm bé trai ngã chỏng kềnh xuống bãi. Bị ngã bất ngờ, cậu bé khóc thét lên. Hai tay ôm đầu lặn lội. Ấy vậy mà Nam vẫn còn đứng nhìn lại còn quát tháo cậu bé:

– Chỗ này là chỗ mày chơi hả? Làm hỏng mất trận cầu của chúng tao. Tao chưa đánh mày là may rồi đấy. Đứng lên ra chỗ khác chơi, còn nằm lì ra khóc hả?

Nam càng nói, đứa bé càng khóc to. Thấy vậy chúng tôi đều chạy lại, đỡ cậu bé dạy. Tôi nói để vỗ về an ủi cậu bé.

– Em đau chỗ nào để anh xoa cho? Có đau lắm không em? Hồi trước anh cũng bị người ta làm ngã như này. Nhưng chỉ một lát là hết đau thôi. Nào anh đỡ em dạy, đi lại chỗ mát kia.

Tôi dìu em bé vào chỗ bóng cây râm mát phủi cát bụi và lau sạch nước mắt nước mũi cho bé. Một lát sau cậu bé nín. Hùng đưa cậu bé một que kem và nói:

– Em ăn kem cho mát rồi tiếp tục chơi với các bạn. Anh Nam vô tình thôi em không cố ý đâu, em đừng buồn nhé!

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Nhân vật trong truyện

I. NHẬN XÉT

Câu 1. Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp.

a) Nhân vật là người.

b) Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,…)

Trả lời:

Truyện

Nhân vật là người

Nhân vật là vật

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Không có
  • Dế Mèn
  • Chị Nhà Trò
  • Bọn Nhện
Sự tích hồ Ba Bể
  • Hai mẹ con bà nông dân
  • Bà cụ ăn xin
  • Những người đi xem hội
  • Giao long

Câu 2. Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:

a) Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu).

b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể).

Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

Trả lời:

a) Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật Dế Mèn:

  • Dế Mèn có tính cách: Khảng khái, thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu.

b) Mẹ con bà nông dân:

  • Mẹ con bà nông dân có lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp hoạn nạn.
  • Căn cứ vào việc làm: Cho bà lão ăn xin ăn, ngủ trong nhà Hỏi bà cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp dân làng.

→ Nhờ hành động, lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy

II. GHI NHỚ

– Nhân vật trong truyện là con người hay con vật, đồ vật được nhân hoá.

– Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.

Ví dụ:

– Nhân vật trong truyện “Rùa và Thỏ”:

  • Thỏ: Là con vật có tính kiêu ngạo, huênh hoang, coi thường người khác khi chế nhạo và thách đấu với rùa.
  • Rùa: Là con vật khiêm tốn, kiên trì, bền bỉ khi trả lời và chạy thi với Thỏ.

– Nhân vật trong truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”:

  • Ngựa con: Có tính chủ quan khi không nghe lời ngựa cha.

III. Soạn phần Luyện tập bài Tập làm văn: Nhân vật trong truyện (trang 13 – 14 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1)

Bài 1. Nhân vật trong câu chuyện Ba anh em (trang 13 – 14 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1) là những ai? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà có nhận nhận xét như vậy?

Trả lời:

– Nhân vật trong truyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca và người bà của ba anh em đó.

– Em đồng ý với nhận xét của người bà khi nhận xét về tính cách của từng đứa cháu:

  • Ni-ki-ta ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình.
  • Gô-sa láu cá.
  • Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.

Người bà đã nhận xét rất xác đáng vì đã quan sát cử chỉ, hành động của từng cháu:

  • Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi.
  • Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất.
  • Chi-ôm-ca giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim bồ câu.

Bài 2. Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. 

Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:

a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.

b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.

Hướng dẫn:

Học sinh hình dung sự việc đã cho và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng:

– Bạn nhỏ phạm lỗi biết quan tâm đến người khác sẽ chạy lại, đỡ em bé dậy, phủi sạch bụi và vết dơ trên quần áo rồi xin lỗi và dỗ dành em bé…

– Bạn nhỏ phạm lỗi không biết quan tâm đến người khác sẽ bỏ mặc em bé khóc, tiếp tục chạy nhảy, nô đùa… như không có chuyện gì xảy ra. Câu chuyện theo hướng đầu nhằm nêu gương tốt còn câu chuyện theo hướng sau nhằm phê phán để người khác không nên làm như thế.

Trả lời:

a) Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác:

Hôm qua, trong giờ ra chơi, Tiến cùng các bạn chơi trò chơi đuổi bắt. Đang chạy, Tiến lỡ đụng một em bé lớp một té ngã xuống sân. Em bé bật khóc nức nở. Tiến cũng loạng choạng nhưng rồi Tiến chạy ngay đến bên em bé và nhẹ nhàng đỡ em bé ngồi dậy, phủi đất cát trên người em. Tiến nói: “Em đừng khóc nữa, anh xin lỗi em nha!”. Em bé từ từ nín khóc. Tiến vội đưa bé vào bóng mát và chuyện trò với bé.

b) Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác:

Hôm qua, lúc đầu giờ, Toàn cùng các bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Đang chạy, Toàn lỡ đụng ngã một em bé lớp một đứng gần đấy té lăn ra sân. Chắc đau nên em khóc òa lên. Thế mà Toàn còn đứng nhìn và quát tháo em bé!

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status