Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 10 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Giải câu 1 (Trang 10 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Dưới đây là một số đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách. Các đoạn ấy có gì giống nhau và có gì khác nhau?
a) Vào ngày khai trường, bố mẹ mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp
b) Ai là học sinh mà chẳng có cặp sách! Thế mà suốt mấy năm nay em chỉ có một chiếc túi vải đơn sơ mang tới trường.
c) Chủ nhật vừa qua mưa nặng hạt, em không đi thăm bà ngoại được, ba bảo em giúp ba sắp xếp lại cái tủ ở trong buồng. Giữa đống đồ đạc cũ ba dỡ từ trên nóc tủ xuống, chợt em gặp lại chiếc cặp nhỏ đã theo em đi học suốt hai năm lớp 1, lớp 2.
Trả lời:
a) Giống nhau : Đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách muốn tả
b) Khác nhau Đoạn (a-b) giới thiệu ngay đồ vật cần tả (mở bài trực tiếp)
Đoạn c nêu hoàn cảnh lí do rồi mới dẫn đến giới thiệu cái cặp cần tả
Đây là cách mở bài gián tiếp
Giải câu 2 (Trang 10 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
– Theo cách mở bài trực tiếp
– Theo cách mở bài gián tiếp
Trả lời:
Đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em
a) Theo cách mở bài trực tiếp
– Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ em đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà. Đó là cái bàn học hiện đang ở trong góc học tập của em
– Kể từ khi chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng thường ngày của chị. Ba đã mua cho chị chiếc bàn cao hơn hợp với chị, và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu chuyển về góc học tập trong phòng em. Nó đã trở thành người thân thiết với em từ dạo đó ”
b) Theo cách mở bài gián tiếp
– Năm nay trường em được Sở Giáo dục – Đào tạo cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây dựng thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở phòng mới với những bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Câu 1. Dưới đây là một số đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái cặp sách. Các đoạn ấy có gì giống nhau và có gì khác nhau?
a) Vào ngày khai trường, bố mẹ mua cho em một chiếc cặp sách rất đẹp
b) Ai là học sinh mà chẳng có cặp sách! Thế mà suốt mấy năm nay em chỉ có một chiếc túi vải đơn sơ mang tới trường.
c) Chủ nhật vừa qua mưa nặng hạt, em không đi thăm bà ngoại được, ba bảo em giúp ba sắp xếp lại cái tủ ở trong buồng. Giữa đống đồ đạc cũ ba dỡ từ trên nóc tủ xuống, chợt em gặp lại chiếc cặp nhỏ đã theo em đi học suốt hai năm lớp 1, lớp 2.
Trả lời:
a) Đây là cách mở bài trực tiếp, đi ngay vào sự vật cần miêu tả.
b) Đây là cách mở bài trực tiếp bằng cách nêu lên một hiện tượng trái lẽ thông thường. Nhưng còn phải viết thêm một câu nữa thì mới có thể dễ dàng chuyển sang phần thân bài là miêu tả cái cặp.
c) Đây là cách mở bài gián tiếp. Từ một sự việc khác dẫn tới sự vật cần miêu tả.
Câu 2. Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
– Theo cách mở bài trực tiếp
– Theo cách mở bài gián tiếp
Trả lời:
– Cách mở bài trực tiếp: Trong góc phòng ngủ của em có một bàn gỗ nhỏ. Đó là chiếc bàn học của em.
– Cách mở bài gián tiếp: Xung quanh em, mọi vật dụng, mọi đồ dùng đều có ích. Chiếc đồng hồ tích tắc báo thức, tờ lịch treo tường lặng lẽ đếm tháng ngày, chiếc giá sách chứa đựng cho em nhiều nguồn tri thức, chiếc chăn bông mang đến cho em những giấc ngủ ấm êm. Còn chiếc bàn gỗ là nơi để em ngồi học tập. Chiếc bàn gỗ ấy gắn bó với em suốt bốn năm rồi.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment