Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật trang 11 – 12 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Giải câu 1 (Trang 11 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Trả lời:
Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi:
Cái nón
Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng.
Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm.
Má bả: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Theo VĂN TRÌNH
a) Xác định đoạn kết bài
b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào
Trả lời:
a) Đoạn kết bài trong bài văn Cái nón là đoạn
Má bảo : Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ méo vành
b) Đó là kiểu kết bài mở rộng nêu lời căn dặn của mẹ và ý thức giữ gìn bảo vệ cái nón của người sử dụng
Giải câu 2 (Trang 12 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Cho các đề sau:
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên.
Trả lời:
Đề b: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.
Đề c: Tả cái trống trường em
Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Câu 1. Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi:
Cái nón
Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng.
Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm.
Má bả: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Theo VĂN TRÌNH
a) Xác định đoạn kết bài
b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào
Trả lời:
a) Xác định đoạn kết bài.
– Đoạn kết bài là đoạn văn sau:
Má bảo: “Có của thì phải biết giữ gìn mới được lâu bền”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào?
– Đó là kết bài theo cách mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Câu 2. Cho các đề sau:
a) Tả cái thước kẻ của em.
b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.
c) Tả cái trống trường em.
Hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong ba đề trên.
Trả lời:
Kết bài (tả cái trống trường):
Em rất quý cái trống trường. Trống đã hàng ngày thúc giục chúng em nhanh chân tới lớp. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của em dưới mái trường mà em hằng yêu mến. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment