Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân trang 109 -110 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Đề bài
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Bài tham khảo:
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Câu 1. Tìm đề tài trao đổi ở đâu ?
– Các truyện trong sách giáo khoa.
– Các truyện khác trong sách báo.
Câu 2. Xác định nội dung trao đổi:
– Hoàn cảnh sống của nhân vật :
+ Nhân vật gặp những khó khăn gì ?
+ Những khó khăn ấy có gì khác thường ?
– Nghị lực của nhân vật :
+ Nhân vật đã vượt qua khó khăn như thế nào ?
+ Sự vượt khó của nhân vật có gì đáng khen ngợi ?
– Sự thành đạt của nhân vật :
+ Nhân vật đạt được ý nguyện của mình như thế nào ?
+ Nghị lực, ý chí của nhân vật đóng vai trò gì trong sự thành đạt ấy?
Câu 3. Xác định hình thức trao đổi:
– Người nói chuyện với em là ai (bố, mẹ hay anh, chị) ?
– Em xưng hô như thế nào ?
– Em chủ động nói chuyện với người thân về câu chuyện mới đọc hay được người thân gợi chuyện ?
Học sinh thực hiện theo gợi ý trong sách giáo khoa.
Ví dụ: Về một cuộc trao đổi ý kiến của em và chị gái của em:
– Chị: Chị đã mượn cho em quyển truyện Không gia đình của Hec-tô-ma-lô.
Em xem chưa?
– Em: Em xem rồi chị ạ!
– Chị: Em có nhận xét gì về tác phẩm ấy?
– Em: Quyển truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
– Chị: Ấn tượng nhất đối với em là nhân vật nào?
– Em: Em thích nhất là cậu bé Rê-mi.
– Chị: Rê-mi là một nhân vật như thế nào?
– Em: Thông minh, cá tính mạnh mẽ, có nghị lực.
– Chị: Chị cũng thấy thế.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment