Soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) trang 14 SGK tiếng việt lớp 5 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài), sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

Giải câu 1 (Trang 14 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:

a) Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b) Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Trả lời:

a) Kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.

b) Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.

Giải câu 2 (Trang 14 SGK tiếng việt 5 tập 2)

Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).

Trả lời:

– Tình yêu của bà đối với em bao la như biển, như trời. Yêu bà, quý bà, em cố gắng học thật giỏi, luôn vâng lời bố mẹ để bà vui lòng, sống lâu trăm tuổi với em.

– Mỗi lần ăn sầu riêng em lại nhớ đến bà. Ngày xưa, mùa này mỗi lần đi đâu xa về em hay quây quần bên bà, vừa ăn sầu riêng, vừa nghe bà kể chuyện. Ôi! Thời gian đã cướp đi những kỉ niệm thân yêu của đời người. Năm nay mùa sầu riêng lại trở về, bà em đã ra người thiên cổ. Dù bà không còn nữa, vâng lời bà dạy, em nguyện sẽ cố gắng học tập và luôn chăm sóc khu vườn cây nhà em xanh tốt.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

Câu 1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau:

a) Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b) Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Trả lời:

– Đoạn kết bài a kết bài theo kiểu không mở rộng: Tiếp nối lời tả về bà. Nhấn mạnh tình cảm với người được tả.

– Đoạn kết bài b theo kiểu mở rộng: Sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.

Câu 2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).

Trả lời:

Kết bài không mở rộng:

Em kính yêu bà vô hạn. Em quyết chăm ngoan, học giỏi để sau này trở thành người có ích như sự mong đợi của bà.

Kết bài mở rộng:

Bà là người luôn sưởi ấm tâm hồn em. Cả gia đình em xem ba như một “ngọn đuốc soi đường”, luôn làm theo lời dạy bảo của bà. Có bà, ngôi nhà em ấm áp hẳn lên. Em vẫn thường tha thẩn bên bà, lúc quét nhà, nhặt rau, nấu cơm, múc nước giúp bà và em thầm mong sao cho bà đừng già thêm nữa.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status