Soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh – Tuần 6, trang 62 SGK tiếng việt lớp 5 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Giải câu 1 (Trang 62 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Theo VŨ TÚ NAM

– Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

– Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

– Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếc trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

Theo ĐOÀN GIỎI

Chú thích:

– Thủy ngân: kim loại lỏng, có màu trắng như bạc.

– Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

– Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.

Trả lời:

a) Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc của mây trời.

– Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát mặt trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:

Khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió.

– Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị là biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b) Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: Suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác để thấy nắng nơi đây để lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch, trống hoác, sắc màu con kênh biến đổi như thế nào trong ngày, buổi sáng phơn phớt màu đào, giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, về chiều: biến thành con suối lửa.

– Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

– Tác dụng của những liên tưởng trên là giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

Giải câu 2 (Trang 62 SGK tiếng việt 5 tập 1)

Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sông nước (một dòng sông, một con suối) cần tả: Ở đâu? Vào khoảng thời gian nào?

2. Thân bài:

– Tả bao quát: Nhìn từ xa (dòng sông hoặc một con suối) trông như thế nào?

– Tả chi tiết:

  • Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,…)
  • Màu sắc: (sông: màu đỏ nặng phù sa, màu sắc thay đổi theo sắc mây trời)
  • Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, nhà cửa ven sông)
  • Hoạt động của con người trên dòng sông: trồng lúa, trồng dâu, thả bò ven sông,…

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh

Câu 1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Theo VŨ TÚ NAM

– Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

– Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

– Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếc trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

Theo ĐOÀN GIỎI

– Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

– Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.

Trả lời:

a) Đoạn văn miêu tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.

Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển trong những thời điểm khác nhau như: khi bầu trời xanh thẳm – khi bầu trời rải mây trắng nhạt – khi bầu trời âm u mây mưa – khi bầu trời ầm ầm giông gió,

Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị đến tính cách của con người: như con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, đăm chiêu, gắt gỏng.

b) Con kênh được quan sát vào nhiều thời điểm trong ngày: suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, miêu tả sự thay đổi màu sắc của nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng – phơn phớt màu đào; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt; về chiều đã biến thành một con suối lửa.

Tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này, đồng thời sự liên tưởng khiến cho câu văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Câu 2. Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).

Trả lời:

Các dàn ý tham khảo:

1. Dàn ý bài miêu tả cảnh sông nước.

a) Mở bài:

  • Sông Hương là dòng sông đẹp nhất của thành phố Huế.
  • Dòng sông đã làm tăng vẻ đẹp của thành phố Huế quê hương em.

b) Thân bài:

* Buổi sáng:

– Mặt sông một màu xanh biếc.

– Cầu Tràng Tiền sừng sững vắt ngang sông, đường phố đông người qua lại.

– Dòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững lờ.

– Những chiếc xuồng con kéo lưới trên sông.

– Hai bên bờ sông rợp mát bóng cây.

* Buổi trưa:

– Mặt nước trong xanh như tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh mặt trời.

– Núi Ngự Bình trầm tư soi bóng xuống mặt sông làm cho sông Hương càng thêm mĩ lệ.

– Tiếng chim lảnh lót trên mấy cây cao ven bờ.

* Buổi chiều:

– Gió thổi nhẹ từ phía cửa sông.

– Mặt nước dưới cầu Tràng Tiền như sẫm hơn.

– Khúc sông gần Kim Long sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng của hoàng hôn.

– Phố ít người.

– Con đường ven sông như yên tĩnh dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

– Xóm Cồn Hến bên sông đang nấu cơm chiều, thả khói chập chờn cả một vùng tre trúc.

Những chiếc thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng trên mặt sông, âm thanh lanh canh giữa dòng sông vắng lặng.

* Buổi tối:

– Dây đèn bên vệ đường thắp lên những quả tròn đủ màu sắc.

– Mặt sông nhấp nhánh ánh sáng.

– Hơi nước bốc lên mát mẻ.

– Phố đông người.

– Khách du thuyền trên sông đã làm cho dòng sông thêm sống động, tiếng hò vang vọng trên sông.

– Khung cảnh dòng sông thật vui tươi trong nhịp chuyển động của thành phố ven sông.

c) Kết bài:

– Sông Hương đã làm cho phong cảnh quê em thật đẹp, thật hữu tình.

– Em mong dòng sông Hương luôn luôn tươi đẹp, trẻ trung.

2. Dàn ý bài miêu tả cảnh một hồ nước.

a) Mở bài: Giới thiệu bao quát mặt hồ.

– Thăm quan công viên Văn hòa Đầm Sen, không thể bỏ nét đẹp rất riêng của hồ nước ở đây.

b) Thân bài: Tả từng cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

– Hồ nước khá rộng, hình bầu dục, từ khu vực cho mướn thuyền ngắm nhìn mặt hồ thật là thích.

– Buổi sáng khi những đoàn khách thăm quan còn thưa thớt, mặt hồ trong veo tựa tấm gương lớn, từng đám mây lững lờ trôi trên mặt hồ, cây cối xung quanh cũng nghiêng mình soi bóng.

– Đến trưa, mặt hồ loang loáng phản chiếu ánh nắng gay gắt, từng cơn gió thổi qua mặt hồ đem theo hơi nước làm dịu bớt cái nóng oi bức, cành lá xào xạc gọi mời gió đến.

– Chiều đến, lượng khách vui chơi trên hồ đông nhất, thuyền không đủ cho khách thuê.

– Những thuyền dọc ngang trên hồ, bánh quay quạt nước tòm tõm tạo nên những vòng tròn sóng, vỗ nhẹ vào bờ, tiếng nói, tiếng cười đùa vui vẻ văng vẳng khắp hồ.

– Khi mặt trời sắp khuất sau các hàng cây, người chơi thuyền cũng vơi bớt, ánh hoàng hôn hắt lên mặt hồ, hồ lấp lánh như được dát lên một lớp vàng.

– Ánh nắng tắt hản, trò chơi đạp thuyền trên hồ chấm dứt, mặt hồ trở lại vẻ phẳng lặng, yên tĩnh.

– Gió đùa, những gợn sóng lăn tăn nổi lên, mặt hồ lấp lánh ánh bạc.

c) Kết bài:

– Ngắm nhìn hồ nước thật thích.

– Hồ như một máy điều hòa không khí, đem lại sự mát mẻ dễ chịu cho cả công viên.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status