Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện – Tuần 8, trang 82 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
Giải câu 1 (Trang 82 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Dựa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở tiết tập làm văn, tuần 7).
Trả lời:
Viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn:
– Đoạn 1: Mùa giáng sinh năm ấy, Va-li-a tròn mười một tuổi được bố mẹ dẫn đi xem xiếc.
– Đoạn 2: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-Ii-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
– Đoạn 3: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a làm việc trong chuồng ngựa.
– Đoạn 4: Bằng sự cố gắng của mình, Va-li-a đã trở thành diễn viên xiếc được khán giả ái mộ.
Giải câu 2 (Trang 82 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Đọc lại toàn bộ các đoạn văn trong truyện Vào nghề mà em vừa hoàn chỉnh và cho biết:
a) Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
b) Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
Trả lời:
a) Trình tự sắp xếp các đoạn văn:
Sắp xếp theo trình tự thời gian. Nói rõ hơn, việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
b) Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn:
Thể hiện sự tiếp nối về thời gian. Tác dụng của câu mở đầu (cụm từ in đậm) để nối đoạn văn sau với các đoạn văn trước.
Giải câu 3 (Trang 82 SGK tiếng việt 4 tập 1)
Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Trả lời:
Học sinh có thể kể: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,… miễn là câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu.
Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca: “Bố thấy khó thở lắm!” Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về.
Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ: “Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời”. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi: “Trong việc này, con không có lỗi. Chẳng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông đã qua đời”. Dù sự thật là như thế nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng.
Rồi mãi sau này khi đã trưởng thành cậu vận luôn dằn vặt mình: Giá như mình không mải đá bóng ,mua thuốc về nhanh thì ông cậu còn sống thêm được vài năm với mẹ con cậu.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập phát triển câu chuyện
Câu 1. Dựa theo cốt truyện Vào nghề, hãy viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở tiết tập làm văn, tuần 7).
Trả lời:
Đoạn 1: Mùa giáng sinh năm ấy, Va-li-a tròn mười một tuổi được bố mẹ dẫn đi xem xiếc.
Đoạn 2: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-Ii-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
Đoạn 3: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a làm việc trong chuồng ngựa.
Đoạn 4: Bằng sự cố gắng của mình, Va-li-a đã trở thành diễn viên xiếc được khán giả ái mộ.
Câu 2. Đọc lại toàn bộ các đoạn văn trong truyện Vào nghề mà em vừa hoàn chỉnh và cho biết:
a) Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
b) Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
Trả lời:
a) Trình tự sắp xếp các đoạn văn: Sắp xếp theo trình tự thời gian. Nói rõ hơn, việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
b) Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian. Tác dụng của câu mở đầu (cụm từ in đậm) để nối đoạn văn sau với các đoạn văn trước.
Câu 3. Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Trả lời:
Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca theo trình tự thời gian.
Có một cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông. Ông cậu đã 96 tuổi rồi nên sức khỏe yếu lắm. Một buổi chiều nọ, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố thấy khó thở lắm!” Mẹ An-đrây-ca liền bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông uống. An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay. Dọc đường cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dặn, cậu vội chạy đi mua thuốc rồi mang nhanh về nhà.
Cậu vừa bước vào phòng ông nằm thì nghe tiếng mẹ cậu khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ: “Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông đã chết”. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi. – Trong việc này, con không có lỗi. Chẳng có ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông qua đời. Dù sự thật là như thế nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào nhắm mắt được.
Cậu ra ngồi nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng. Rồi sau này khi đã trưởng thành, cậu vẫn luôn dằn vặt mình: “Giá như mình không mải đá bóng, mua thuốc về nhanh thì ông mình còn sống thêm được vài năm nữa”.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)