Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối trang 41 – 42 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Giải câu 1 (Trang 41 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
a) Tả lá cây
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.
ĐOÀN GIỎI
Chú thích và giải nghĩa:
Màu lục: màu xanh sẫm pha vàng.
Đọc thêm
Bàng thay lá
Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên cây.
Theo HOÀNG PHÚ NGỌC TƯỜNG
b) Tả thân cây và gốc cây.
Cây sồi già
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.
Theo LÉP TÔN-XTÔI
Đọc thêm
Cây tre
Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em… Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
BÙI NGỌC SƠN
Trả lời:
1. Đoạn văn tả lá bàng của Đoàn Giỏi Tác giả đã miêu tả màu sắc của lá bằng biến đổi theo từng thời kì: mùa xuân lá bàng mới nảy trông theo như những ngọn lửa xanh. Mùa hè, lá lên thật dày mang màu xanh ngọc bích. Mùa thu lá chuyển sang màu lục. Mùa đông, khi sắp rụng lá bàng chuyển sang màu đồng hun.
2. Đoạn văn: tả bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Tác giả chọn thời kì bàng thay lá với sự xuất hiện của lộc non và phát triển thành búp lá với những giai đoạn phát triển khác nhau. Sau đó lại tả tiếp sự xuất hiện của lứa lộc thứ hai. Lứa lộc này màu đỏ đọt. (Khi miêu tả, tác giả luôn chú trọng sử dụng các từ ngữ so sánh).
3. Đoạn 3: Tả cây sồi già của Lép-tôn-xtôi Tác giả chọn thời điểm từ mùa đông sang mùa hè với sự thay đổi của cây sồi: từ nứt nẻ đầy sẹo, già cỗi chuyển thành một cây sồi có một sức sống mới: vòm lá xum xuê tỏa rộng. Ngoài những hình ảnh so sánh, tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa tạo cho đoạn văn sinh động cuốn hút người đọc.
4. Đoạn 4: Tả cây tre của Bùi Ngọc Sơn Tác giả tả cả một bụi tre gồm tre già và búp măng và những đặc điểm của loài tre: rậm rạp, bù xù, gai góc. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh làm cho lời văn vừa cụ thể vừa có giá trị gợi hình, gợi tả cao.
Giải câu 2 (Trang 41 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo: Tả cây dừa
Thoạt nhìn, cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng râm mát rượi xuống lối ra vào nhà. Gốc dừa lớn như cột đình, rễ tua tủa ăn sâu bám chắc vào lòng đất. Thân dừa thẳng đuột, màu nâu xám. Trên ngọn, lá mọc thành vòng tròn xòe đều ra xung quanh. Có những tàu dài đến hai, ba mét. Lá dừa xanh bóng, mọc xuôi theo cuống. Nhìn từ xa, chúng giống như những chiếc lược khổng lồ chải mái tóc mây thêm suôn mượt. Từ các nách bẹ, từng chùm quả nhỏ mập mạp trắng sữa chĩa ra, dần dần thành quả lớn. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa có một cái dải dài buông thỏng, trông giống như cái dải lụa của một cái nơ. Quả dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại. Nước dừa ngọt mát, trong lành. Giữa trưa hè mà có một quả dừa để uống thì thật là tuyệt!
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Câu 1. Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?
a) Tả lá cây
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.
– Đọc thêm
Bàng thay lá
Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên cây.
b) Tả thân cây và gốc cây.
Cây sồi già
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cứng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra chùm lá non xanh mơn mởn ấy.
– Đọc thêm
Cây tre
Thân tre vừa tròn lại vừa gai góc. Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực em, búp vượt quá đầu em… Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút, ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Trả lời:
– Trong đoạn văn tả lá bàng, nhà văn Đoàn Giỏi đặc biệt chú ý đến sự thay đổi màu sắc của lá bàng trong bốn mùa xuân, hạ, thu đông.
– Trong đoạn văn Bàng thay lá, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chú ý nhiều đến hình dáng của những chiếc lá non mới mọc trên cành bàng.
– Trong đoạn Cây sồi già, nhà văn LepTôn-xtôi đã chú ý đến dáng vẻ của cây sồi già trước khi nó trổ lá non và sau khi nó trổ lá non. Hai dáng vẻ tương phản nhau làm nổi bật sức sống mãnh liệt của cây sồi đã sống nhiều năm trên mặt đất.
– Trong đoạn Cây tre, tác giả Bùi Ngọc Sơn tập trung vào quan sát và miêu tả những búp măng non.
Câu 2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo 1: Tả cây phượng vĩ
Phượng vĩ là loài cây em yêu nhất. Bởi vậy, cây phượng vĩ ở góc sân trường đã gắn bó thân thiết với em. Phượng vĩ đẹp nhất trong em không chỉ là hoa hay lá, mà phượng còn đẹp ở cái dáng nghiêng nghiêng chiều lượn, chiều quằn. Thân cây to, tỏa nhiều cành. Dưới gốc, một vòng tay em ôm thân cây không xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi, sờn bạc. Thế nhưng bên trong lớp áo ấy là dòng nhựa mát lành luôn vận chuyển chất màu. Nhờ dòng nhựa ấy mà cây quanh năm xanh tốt. Và có lẽ vẻ đẹp của cây hội tụ lại ở những chùm hoa đỏ thắm trên cành.
Đoạn văn tham khảo 2: Tả cây đa
Em ngồi xuống trên một cái rễ đa to như bắp chân người lớn nghỉ xả hơi cho đỡ mệt. Nhìn quanh gốc cây, những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió. Cái gốc của nó năm sáu đứa chúng em nối tay nhau mới ôm xuể được. Thân cây cao độ bốn mét với vô vàn nhánh. Các nhánh lớn lại đẻ ra nhiều cành nên tán lá đa xòe ra phủ kín một khoảng đất rộng, ước chừng đến cả trăm người ngồi dưới vẫn còn thấy thoáng mát. Những chiếc lá xanh thẫm hình bầu dục to như bàn tay người lớn khép kín. Lá to, lá nhỏ, tầng tầng, lớp lớp tạo ra một vòm lá dày đặc xanh um, nắng mưa khó lòng lọt qua được. Trên tán lá xanh cao vời vợi ấy lũ chim sáo, chào mào, chìa vôi … kéo về hàng đàn, tha hồ thi nhau ca hát”.
Đoạn văn tham khảo 3: Tả cây me tây
Gốc cây ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuể. Những cái rễ to, nhỏ đủ cỡ bò lan trên mặt đất, dùng làm ghế tạm cho khách đi đường nay đã nhẵn bóng nằm phơi mình như những con trăn khổng lồ trong bóng râm. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng ba, bốn mét chĩa thành ba nhánh lớn tạo nên cái vòm tròn như một cái dù phi công màu xanh lục. Vỏ cây xù xì màu nâu xám. Một vài vị khách muốn lưu lại đây một vài kỷ niệm nào đấy đã dùng dao khắc lên vỏ cây ngày tháng năm và chữ ký loằng ngoằng cùng họ tên của mình. Tít trên cao, tán lá xum xuê tỏa rộng là nơi những chu chich bông, chào mào, sáo sậu… thỉnh thoảng tụ hội về đây dự “hội diễn ca nhạc”. Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này điểm sáng vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới đẹp làm sao!
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment