Soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương trang 160 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương

Giải câu 1 (Trang 160 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Trả lời:

– Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, luyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

– Lời giới thiệu trò chơi “Kéo co” là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

– Cách chơi : Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.

Giải câu 2 (Trang 160 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu. (Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị).

Trả lời:

Tùy vào vùng miền của mỗi học sinh mà có những trò chơi riêng biệt

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương

Câu 1. Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.

Trả lời:

Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.

Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.

Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.

Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.

Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.

Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.

Câu 2. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu. (Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị).

Trả lời:

Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.

Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status