Soạn bài – Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) trang 72 – 75 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo), sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo).

I. Tạo từ ngữ mới

Giải câu 1 – Tạo từ ngữ mới (Trang 72 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.
Mẫu: điện thoại di động, sở hữu trí tuệ.

Trả lời:

– Điện thoại di động: điện thoại nhỏ, không dây, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của hãng cho thuê bao.

– Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, giao dịch, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

– Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm của trí tuệ được pháp luật phân định.

– Đặc khu kinh tế: khu vực kinh tế ưu đãi, dành riêng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Giải câu 2 – Tạo từ ngữ mới (Trang 73 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc,…). Hãy tìm những tư ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

Trả lời:

Những từ ngữ trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình X + tặc là: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Giải câu 1 – Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (Trang 73 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau đây:

a) Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời:

a) Thanh minh, tiết, tào mộ, hội, đạp thanh, yên thanh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.

b) Bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

Giải câu 2 – Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (Trang 73 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:

a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong;

b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…).

Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

a) AIDS: Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong.

b) Marketing: nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,…

Những từ ngữ này có nguồn gốc là từ ngữ của nước ngoài. Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay.

III. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 74 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên (mục I.2)

Trả lời:

– X + nghiệp: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp,…

– X + viện: thư viện, học viện, bệnh viện, thẩm mĩ viện, ảnh viện,…

– X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, hiện đại hoá, thị trường hoá,…

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 74 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ đó.

Trả lời:

– Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa được người tiêu dùng biết biết trên thị trường.

– Hiệp định khung là hiệp định có tính chất nguyên tắc chung về một vấn đề lớn, được kí kết thường là giữa hai chính phủ, có thể dựa vào đó triển khai và kí kết những vấn đề cụ thể.

– Cầu truyền hình là hình thức xem truyền hình tại chỗ, có thể đối thoại trực tiếp với nhau thông qua Camera tại các khoảng cách xa nhau

– Đa dạng sinh học là phong phú về ren, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.

– Đường cao tốc là xe được chạy trên đường với tốc độ cao mà không vị phạt và được thiết kế riêng cho những xe có tốc độ trên 100 km / giờ.

Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 74 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn, trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong Ngữ văn 7, tập một, tr. 69 và 81), hãy chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

Trả lời:

– Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

– Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu: xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô.

Giải câu 4 – Luyện tập (Trang 74 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Nêu vắn rắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

Trả lời:

Từ vựng được phát triển bằng những hình thức:

– Phát triển nghĩa của từ.

– Phát triển về số lượng từ ngữ: tạo từ ngữ mới hoặc mượn tiếng nước ngoài.

– Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Do tự nhiên, xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

I. Tạo từ ngữ mới

Câu 1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

Mẫu: điện thoại di động, sở hữu trí tuệ.

Trả lời:

– Điện thoại di động = điện thoại + di động

→ Nghĩa: là điện thoại không dây, nhỏ, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của cơ sở cung cấp dịch vụ, rất tiện dụng.

– Sở hữu trí tuệ = Sở hữu + trí tuệ

→ Nghĩa: quyền của các tố chức, các nhân đối với sản phẩm của trí tuệ được pháp luật phân định.

– Kinh tế tri thức = kinh tế + tri thức

→ Nghĩa: nền kinh tế dựa trên cơ sở đặt tri thức lên hàng đầu, tri thức vừa sản phẩm vừa làm nguyên liệu có hàm lượng cao nhất so với các nguyên liệu vật chất khác

– Đặc khu kinh tế = Đặc khu + kinh tế

→ Nghĩa: khu vực kinh tế được thành lập để thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.

Câu 2. Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc,…). Hãy tìm những tư ngữ mới xuất hiện cấu tạo theo mô hình đó.

Trả lời:

X + tặc: tin tặc, hải tặc, lâm tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Câu 1. Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau đây:

a) Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời:

a) Từ Hán Việt: Thanh minh, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, tài tử, giai nhân…

b) Từ Hán Việt: bạc mệnh, duyên phận, chứng giám, đoan trang, trinh bạch, phỉ nhổ…

Câu 2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau:

a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong;

b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…).

Những từ này có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

– Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong → AIDS.

→ Từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Anh.

– Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng) → Ma – ket – ting.

→ Từ này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn – Âu.

III. Luyện tập

Câu 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên (mục I.2)

Trả lời:

X + học: toán học, văn học, hóa học, sinh học…

X + tế: kinh tế, y tế, tiếp tế,…

Câu 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ đó.

Trả lời:

– Công nghệ thông tin: ngành khoa học công nghệ chuyên nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, phương tiện kĩ thuật trong việc lưu trữ, xử lí thông tin nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội…của con người.

– Công nghiệp hóa: là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế.

– Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giác cả và số lương hàng hoa, dịch vụ trên thị trường.

– Nghệ sĩ : Người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật.

– Chảy máu chất xám: dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác.

Câu 3. Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn, trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong Ngữ văn 7, tập một, tr. 69 và 81), hãy chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

Trả lời:

– Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

– Từ mượn của các ngôn ngữ Châu âu: xà phòng, ô tô, ra – đi – ô, ô – xi, cà phê, ca nô.

Câu 4. Nêu vắn rắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

Trả lời:

soan bai su phat trien cua tu vung tiep theo sgk ngu van lop 9 tap 1 hinh anh 1

Từ ngữ của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Những sự vật, hiện tượng, khái niệm mất đi thì những từ ngữ gọi tên chúng sẽ mất theo hoặc ít đùng. Ngược lại, những sự vật, hiện tượng, khái niệm mđi thì lại có những từ ngữ mới xuất hiện để chỉ chúng. So với bộ phận ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ thì từ ngữ là bộ phận biến đổi nhanh nhất.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status