Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh trang 24 – 28 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Giải câu 1 (Trang 24 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
Trả lời:
Đọc văn bản Cây chuối trong đời sống Việt Nam trong SGK trang 24, 25.
Giải câu 2 (Trang 25 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Giải thích nhan đề văn bản
b) Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
c) Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó.
d) Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, bài này có thể bổ sung những gì? Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối (tươi và khô), nõn chuối, bắp chuối,…
Trả lời:
a) Nhan đề văn bản là Cây chuối trong đời sống Việt Nam. Đối tượng thuyết minh là cây chuối. Nhưng cây chuối được xem xét trong quan hệ đời sống của người Việt Nam chứ không phải là cây chuối thuần túy là một loài thực vật.
b) Những câu trong văn bản thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối: Cây chuối rất ưa nước … Chuối phát triển rất nhanh … Quả chuối là một món ăn rất ngon.
c) Câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:
– Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp vườn tược đến núi rừng.
– Chuối mọc thành rừng bạn ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ gọi là “con đàn cháu lũ”.
– Chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc, mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.
– Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu đến gốc cây.
Tác dụng: Yếu tố miêu tả trong văn bản này có tác dụng giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động đặc điểm của cây chuối, công dụng, cách sử dụng sản phẩm từ cây chuối.
d) Một số công dụng khác của cây chuối:
– Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, đặc biệt là một trong những loài rau không thể thiếu dùng để làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già dùng để làm thức ăn cho lợn (heo).
– Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói đồ cho các bà đi chợ.
– Bắp chuối có thể ăn sống hoặc luộc lên làm món nộm hoa chuối rất ngon.
II. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
– Thân cây chuối có hình dáng…
– Lá chuối tươi…
– Lá chuối khô…
– Nõn chuối…
– Bắp chuối…
– Quả chuối…
Trả lời:
Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
– Thân chuối có hình tròn thắng đứng và nhẵn thin như những chiếc cột nhà bóng loáng.
– Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản.
– Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần khô dần thành màu nâu nhạt.
– Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thuở xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.
– Bắp chuối: màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược.
– Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:
Một lần đến thăm Trường cao đẳng Mỹ Thuật công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách. Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. Đấy, dân tộc đấy. bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch.
( Theo Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam).
Trả lời:
– Yếu tố miêu tả trong đoạn văn SGK: “Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống.”
– Những yếu tố miêu tả này làm nổi bật hình ảnh loại chén (đối tượng được thuyết minh) và hình ảnh của Bác Hồ.
Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 26 SGK ngữ văn 9 tập 1)
Đọc văn bản: Trò chơi ngày xuân trong SGK và chỉ ra những câu miêu tả ở trong đó.
Trả lời:
Một vài câu miêu tả trong văn bản “Trò chơi ngày xuân” là:
– Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca, điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng trầm tĩnh.
– Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các họa tiết đẹp.
– Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Câu 1. Đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
Câu 2. Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Giải thích nhan đề văn bản
b) Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối.
c) Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của yếu tố miêu tả đó.
d) Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, bài này có thể bổ sung những gì? Em hãy cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối (tươi và khô), nõn chuối, bắp chuối,…
Trả lời:
a) Nhan đề : thể hiện phạm vi và nội dung của đối tượng thuyết minh – cây chuối.
b) Các câu về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối :
– Cây chuối vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
– Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, …
– Cây chuối là loài mang sẵn trong nó nhiều nhất các món ăn truyền lại của tổ tiên người Việt – Mường tự xa xưa cho tới ngày nay.
– Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây.
c) Các câu văn miêu tả đã được nêu trong phần (b) có tác dụng :
Giúp người đọc hình dung ra một cách cụ thể, sinh động, tạo ấn tượng về cây chuối.
d) Một số công dụng khác của cây chuối:
– Thân chuối còn non có thể xắt mỏng làm rau sống, đặc biệt là một trong những loài rau không thể thiếu dùng để làm rau sống ăn với cơm hến. Thân chuối già dùng để làm thức ăn cho lợn (heo).
– Lá chuối tươi dùng để gói bánh, lá chuối khô dùng để gói đồ cho các bà đi chợ.
– Bắp chuối có thể ăn sống hoặc luộc lên làm món nộm hoa chuối rất ngon.
II. Soạn phần luyện tập bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh trang 26 – 28 SGK ngữ văn 9 tập 1
Bài 1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
– Thân cây chuối có hình dáng…
– Lá chuối tươi…
– Lá chuối khô…
– Nõn chuối…
– Bắp chuối…
– Quả chuối…
Trả lời:
– Thân cây chuối có hình dáng thẳng, vươn cao đón ánh mặt trời.
– Lá chuối tươi bản rộng, xanh mướt, dọc cứng giống như cánh buồm căng.
– Lá chuối khô một màu nâu sẫm, rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, che chở cho thân cây.
– Nõn chuối: một màu xanh non nõn nà.
– Bắp chuối: có màu phớt hồng, dưới ánh nắng mặt trời nó giống như búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu.
– Quả chuối: Quả bám trên nải chuối và nải chuối bám vào buồng chuối. Quả chuối có màu xanh nhưng khi chín có màu vàng tươi. Quả chuối rất tốt cho sức khỏe, là thức ăn bổ dưỡng.
Bài 2. Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:
Một lần đến thăm Trường cao đẳng Mỹ Thuật công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách. Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống, mà uống rất nóng. Đấy, dân tộc đấy. bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch.
( Theo Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam).
Trả lời:
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn :
Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống
-> Làm nổi bật đối tượng (chén) và hình ảnh Bác Hồ.
Bài 3. Đọc văn bản: Trò chơi ngày xuân trong SGK và chỉ ra những câu miêu tả ở trong đó.
Trả lời:
Một số câu miêu tả trong văn bản :
– Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca, điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng trầm tĩnh.
– Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các họa tiết đẹp.
– Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment