Soạn bài – Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trang 12 – 15 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

I. Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giải câu 1 (Trang 12 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Ôn tập văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng.

Trả lời:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.

– Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.

– Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

+ Phương pháp liệt kê.

+ Phương pháp nêu ví dụ.

+ Phương pháp dùng số liệu.

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân loại, phân tích.

Giải câu 2 (Trang 12 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số văn bản nghệ thuật

Đọc văn bản Hạ long – Đá và nước và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời:

Văn bản” “Hạ Long – đá và nước”

a) – Thuyết minh về sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.

– Đặc điểm này rất trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê…

b) Phương pháp thuyết minh:

– Phương pháp nêu định nghĩa

– Phương pháp giải thích

– Phương pháp lệt kê.

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn”

c) Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật:

– Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.

+ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.

+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.

– Biện pháp nhân hoá:

+ Đá có tri giác, có tâm hồn

+ Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.

-> Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.

II. Luyện tập

Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 13 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Đọc văn bản: Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh trong SGK trang 14 và trả lời câu hỏi.

a) Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?

b) Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

Trả lời:

a) – Văn bản có tính chất thuyết minh, thể hiện qua lời cáo trạng và lời bào chữa để nêu lên đặc điểm của ruồi xanh (họ, giống loài, tập tính sinh sống, sinh đẻ, cấu tạo,…)

– Phương pháp thuyết minh sử dụng : nêu định nghĩa (thuộc họ côn trùng,…), phân loại các loại ruồi, nêu số liệu (số vi khuẩn,…), liệt kê (mắt lưới,…).

b) Nét đặc biệt của văn bản : thuyết minh về loài ruồi dưới hình thức tự sự, kể lại một phiên tòa xử tội ; có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, miêu tả, ẩn dụ.

c) Các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật nội dung thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc, cả các bạn đọc nhỏ tuổi.

Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 15 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Bà thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang, bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú , tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Trả lời:

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn này là nghệ thuật kể chuyện: Kể câu chuyện ngày bé nghe bà kể chuyện về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này học môn sinh vật mới biết là không phải như vậy.

-> Phương pháp giải thích.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

I – Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Câu 1. Ôn tập văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng.

Trả lời:

– Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội. Có tính xác thực, khoa học, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

– Các phương pháp thuyết minh thường dùng :

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

+ Phương pháp liệt kê.

+ Phương pháp nêu ví dụ.

+ Phương pháp dùng số liệu.

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân loại, phân tích.

Câu 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số văn bản nghệ thuật

Đọc văn bản Hạ long – Đá và nước và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời:

– Văn bản thuyết minh đặc điểm của đối tượng: sự kì lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên.

– Văn bản cung cấp được những tri thức khách quan về đối tượng: thuyế minh về vẻ đẹp hấp dẫn kì diệu của Vịnh Hạ Long.

– Phương pháp thuyết minh:

+ Phương pháp liệt kê: có thể thả trôi,… có thể thong thả,… có thể bơi nhanh…

+ Phương pháp phân loại, phân tích

+ Phương pháp định nghĩa, giải thích.

– Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả so sánh, nhân hóa.

II – Soạn phần luyện tập bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trang 13 – 15 SGK ngữ văn 9 tập 1

Bài 1. Đọc văn bản: Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh trong SGK trang 14 và trả lời câu hỏi.

a) Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?

b) Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

Trả lời:

a) – Văn bản là một bài văn thuyết minh vì đã cung cấp những tri thức khách quan về loài ruồi.

– Tính chất ấy được thể hiện:

+ Định nghĩa: Ruồi thuộc họ côn trùng hai cánh…

+ Phân loại: gồm ruồi trâu và ruồi vàng, ruồi giấm…

+ Đặc điểm: mắt lưới, chân tiết ra chất dính có thể trượt trên kính, mang vi khuẩn gây bệnh, sinh sản nhanh…

– Các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, phân loại, nêu số liệu…

b) Văn bản thuyết minh có điểm đặc biệt: Đây là một bài văn thuyết minh được viết dưới dạng truyện ngắn.

– Các biện pháp nghệ thuật:

+ Nghệ thuật kể chuyện để dựng thành câu chuyện có nhiều tình tiết thú vị.

+ Phép nhân hóa .

c) Tác dụng: gây hứng thú cho người đọc.

Bài 2. Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Bà thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang, bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú , tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Trả lời:

– Nghệ thuật kể chuyện được sử dụng. Lấy việc ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện, từ đó nói về tập tính của chim cú dưới hình thức câu chuyện bà kể.

– Phương pháp thuyết minh : giải thích.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status