Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học trang 71 – 76 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách ngôn ngữ khoa học, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giải câu 1 (trang 76 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (trong Ngữ văn 12, tập một) là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:
a) Văn bản đó trình bày những nội đung khoa học gì?
b) Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?
c) Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy? (Chú ý hệ thống để mục từ lớn đến nhỏ, các thuật ngữ khoa học…)
Trả lời:
a) Văn bản Khái quát văn học Việt nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX trình bày những nội dung khoa học:
– Những tiền đề phát triển của văn học.
– Các giai đoạn phát triển và thành tựu qua mỗi giai đoạn.
– Những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật.
b) Văn bản thuộc ngành khoa học nghiên cứu văn học thuộc loại khoa học giáo khoa.
c) Đặc điểm dạng viết của ngôn ngữ trong văn bản dễ nhận thấy là ở hệ thống các đề mục hợp lí, dễ hiểu, sử dụng nhiều thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học.
Giải câu 2 (trang 76 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông,…
Trả lời:
– Điểm:
+ Ngôn ngữ thông thường: hình nhỏ nhất, thường hình tròn, mà mắt có thể nhìn thấy.
+ Ngôn ngữ khoa học: được hiểu như phần không gian có kích thước mọi chiều bằng không.
– Đoạn thẳng:
+ Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
+ Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
– Mặt phẳng:
+ Ngôn ngữ thông thường: bề mặt của một vật bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
+ Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ ản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
– Góc:
+ Ngôn ngữ thông thường: Có thể là một phần, một phía (Ăn hết một góc; “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”)
+ Ngôn ngữ khoa học: Phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm
Tương tự các từ còn lại như đường thẳng, đường tròn, góc vuông,… các bạn có thể tự giải thích và phân biệt.
Giải câu 3 (trang 76 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, lôgíc của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:
Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của ngườivượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hoá, Thanh Hoá) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.
(Sinh học 12, Sđd)
Trả lời:
* Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,..
* Tính lí trí, logic:
– Câu đầu tiên nêu luận điểm khái quát: “Những nhà pháy hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn”.
– Các câu tiếp theo nêu lên luận cứ (luận cứ là các cứ liệu thực tế).
– Đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.
Giải câu 4 (trang 76 SGK ngữ văn 12 tập 1)
Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).
Trả lời:
Ví dụ:
Nước là tài nguyên vô cùng quý giá và cần thiết đối với mỗi con người. Trên thực tế, có thể thấy rằng, khi nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng đã gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi nguồn nước ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai sản,… Theo thống kê của Bộ y tế và Bộ tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm ở Viêt Nam có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện sinh hoạt kém. Bên cạnh đó có gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thu mới phát hiện mà sử dụng nguồn nước ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân chính.
Do vậy, việc bảo vệ nguồn nước là hết quan trọng và cần thiết không chỉ mỗi quốc gia mà đó còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại. Để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm nguồn nước cần phải có chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó, mỗi người cần có thức bảo vệ môi trường nước xung quanh chúng ta để hướng tới một môi trường thân thiện và tốt đẹp hơn đối với mỗi con người.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
Câu 1. Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (trong Ngữ văn 12, tập một) là một văn bản khoa học. Hãy cho biết:
a) Văn bản đó trình bày những nội đung khoa học gì?
b) Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?
c) Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy? (Chú ý hệ thống để mục từ lớn đến nhỏ, các thuật ngữ khoa học…)
Trả lời:
a) Nội dung thông tin là những kiến thức khoa học: khoa học văn học bàn về Lịch sử văn học.
Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975:
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Các chặng đường văn học và những thành tựu chính.
- Những đặc điểm cơ bản.
Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX:
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Những chuyển biến và một số thành tựu
b) Văn bản này thuộc loại văn bản khoa học giáo khoa, thuộc ngành khoa học xã hội, dùng để giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy một mặt trình bày kiến thức văn học sử, mặt khác cần phải làm cho hs tiếp nhận ghi nhớ và có kĩ năng vận dụng để hiểu khái quát một giai đoạn văn học trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam
c) Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học. Những nét riêng của văn bản:
– Hệ thống đề mục được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể.
– Sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học xã hội, đặc biệt là thuật ngữ văn học (Ví dụ: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)
– Kết cấu văn bản rõ ràng, chặt chẽ do các câu, các đoạn được sắp xếp theo trật tự mạch lạc, làm nổi bật lập luận trong từng đoạn, cả bài.
Câu 2. Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông,…
Trả lời:
– Đoạn thẳng:
- Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
- Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
– Mặt phẳng:
- Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
- Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
– Điểm:
- Ngôn ngữ thông thường: 1 vấn đề, 1 phương diện nào đó.
- Ngôn ngữ khoa học: điểm được hiểu là một phần tử trong một không gian trừu tượng.
⇒ Sự khác nhau giữa những từ ngữ thông thường với từ ngữ khoa học:
– Từ ngữ khoa học: chính xác, có tính trí tuệ, chứa đựng quan niệm của chuyên ngành khoa học, có tính khái quát, tính trừu tượng và tính hệ thống.
– Từ ngữ trong lời nói hàng ngày: cụ thể, sinh động, hồn nhiên, giàu sắc thái biểu cảm.
(Dựa vào gợi ý trên, Học sinh giải thích các từ: điểm, đường thẳng, mặt phẳng, đoạn thẳng, góc, đường tròn, góc vuông,… với hai phương diện: thuật ngữ khoa học và từ ngữ thông thường).
Câu 3. Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, lôgíc của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:
Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của ngườivượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hoá, Thanh Hoá) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn.
(Sinh học 12, Sđd)
Trả lời:
Các thuật ngữ khoa học: nhà khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảng tước, rìu táy, di chỉ xưởng, chế tạo cong cụ, công cụ đá.
Câu văn mang tính phán đoán logic: Những phát hiện của nhà khảo cổ… của người vượn.
Tính lí trí,logic được thể hiện qua đoạn văn:
- Câu đầu nêu luận điểm khái quát, các câu sau nêu luận cứ đều là các tư liệu thực tế.
- Mỗi câu văn là một đơn vị cung cấp thông tin, thông tin chính xác, có nguồn gốc dựa trên những chứng cứ khoa học
- Các câu văn chuẩn về ngữ pháp.
=> Những yếu tố trên làm cho các luận điểm có sức thuyết phục cao.
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).
Trả lời:
Bài viết tham khảo:
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống con người : 70% cơ thể người là nước. Nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, có vai trò vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, thanh lọc thận,…Đối với đời sống hàng ngày, nước là thứ không thể thay thế : dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước dùng để uống, chế biến thực phẩm, để tắm rửa, dọn dẹp vệ sinh… Không những vậy nước còn được sử dụng trong phát triển các ngành kinh tế: cung cấp nước cho tưới tiêu nông nghiệp, phát triển thủy điện, sử dụng trong các nhà máy lọc sàng nguyên liệu… Không có nước sạch, cuộc sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nguồn nước sạch ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng bị ô nhiễm, nhiều dòng sông trở thành “dòng sông chết”. Hậu quả là nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu nước sạch trầm trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)