Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí trang 129 – 131 SGK ngữ văn lớp 11 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Phong cách ngôn ngữ báo chí.
I. Ngôn Ngữ Báo Chí
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
a) Bản tin
Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
b) Phóng sự
Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
c) Tiểu phẩm
Tiểu phẩm trên đây cho thấy báo chí còn có những thể loại gọn nhẹ, với giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
a) Báo chí có nhiều thể loại. Ngoài các thể loại tiêu biểu kể trên còn có những thể loại khác như: thư bạn đọc, phỏng vấn, quảng cáo, trao đối ý kiến,bình luận thời sự.
Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết (báo viết) và dạng nói (đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình).
Ngoài ra, còn có loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh (báo ảnh, truyền hình, báo điện tử).
b) Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ: ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tiểu phẩm,… đều có những quy ước khác nhau.
c) Tuy có nhiều thể loại và dạng như vậy, nhưng ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Do phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt hoạt động của xã hội, nên ngôn ngữ báo chí không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào. Có thể nói nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội.
Luyện Tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 131 SGK ngữ văn 1 tập 1)
Đọc một tờ báo và xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó.
Trả lời:
Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 131 SGK ngữ văn 1 tập 1)
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự.
Trả lời:
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự
– Bản tin:
+ Thông tin sự việc: ngắn ngọn, kịp thời
+ Yêu cầu chính xác, kịp thời, cập nhât.
– Phóng sự:
+ Vừa đủ về thông tin sự việc, vừa miêu tả cụ thể, sinh động.
+ Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.
Giải câu 3 – Luyện tập (Trang 131 SGK ngữ văn 1 tập 1)
Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,…).
Trả lời:
Theo thông tin nhận được từ các teen trường THPT…. Do tình hình mưa lũ khẩn cấp, ngày 4 tháng 11 vừa qua, các teen nhà mình phải nghỉ học cả ngày. Kế đó, ngày 5-11, chỉ học được 3 tiết vào buổi chiều, nhà trường cũng phải cho học sinh về vì mưa lũ có dấu hiệu tăng cao.
Trong suốt mấy ngày mưa lũ ở khu vực Nam Trung Bộ, nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học. Ngay sau khi nước rút, các bạn đã có thể đi học lại và từ ngày 9-11, những lớp buổi chiều vào lớp lúc 12h30
Mưa lũ đã đi qua, nhưng những thiệt hại mà nó để lại vẫn còn là nỗi ám ảnh lớn đối với các học sinh nơi đây. Chỉ cần một sự đóng góp nhỏ thôi, nhưng trái tim yêu thương của các bạn sẽ giúp những học sinh ở nơi đòn gánh đất nước cảm thấy an lòng hơn. Các bạn nghĩ sao nhỉ?
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
Luyện Tập
Câu 1. Đọc một tờ báo và xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó.
Trả lời:
Những thể loại văn bản tiêu biểu trên một số tờ báo: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, quảng cáo, tiêu điểm…
Câu 2. Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự.
Trả lời:
Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:
* Bản tin:
– Ngắn gọn
– Có thời gian, địa điểm cụ thể
– Sự kiện chính xác
– câu ngắn gọn, từ ngữ chính xác
⟹ Cung cấp tin tức mới
* Phóng sự: Là một bản tin có thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả, tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể, hấp dẫn, câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh động.
Câu 3. Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,…).
Trả lời:
Một tin ngắn phản ánh quá trình học tập cần phải chú ý các yếu tố:
– Thời gian: vào một thời điểm nhất định trong năm học
– Hoạt động: những kế hoạch, sự kiện đã được tổ chức liên quan đến việc học tập của lớp
– Kết quả: thành tích đạt được
– Số liệu: đưa ra số liệu, dẫn chứng cụ thể
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment