Soạn bài Phát biểu tự do trang 163 – 166 SGK ngữ văn lớp 12 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phát biểu tự do, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Phát biểu tự do
Giải câu 1 (Trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.
Trả lời:
Ví dụ về phát biểu tự do:
Ví dụ 1: Một khách hành đang chọn hàng trong siêu thị thì bỗng nhiên có một phóng viên đến gặp gỡ, phỏng vấn về vấn đề giá cả tăng vọt trong giai đoạn đồng tiền lạm phát. Chị ấy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên với báo chí là phát biểu tự do.
Ví dụ 2: Trong buổi Đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi bạn A phát biểu về phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bạn B phát biểu và đóng góp ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A.
Giải câu 2 (Trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do?
Gợi ý: Có thể xem xét thêm tình huống được kể lại sau đây để tìm lời giải đáp đầy đủ và xác đáng.
Đêm nay mưa dầm, trung đội lái xe được dịp trở về gần đông đủ. […] Không biết ở trên đời còn có cảnh gì vui và náo nhiệt hơn đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngả đường nay trở về gặp mặt nhau. Sau hàng chục đêm thức chong bên tay lái, tưởng như họ cứ nằm xuống là con mắt sẽ díp lại, vậy mà chẳng ai buồn ngủ cả. – Xong chưa nào, đến lượt tớ kể nhé? – Người này chưa nói hết, người khác đã dọn trước như thế bằng giọng hết sức háo hức. Hình như trong đầu từng người đang xôn xao vô vàn hình ảnh trên dọc đường, và chính lúc này, những hình ảnh ấy đang chen lấn nhau đòi sống lại…
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng, trong Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, Sđd)
Trả lời:
Con người luôn va chạm với nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong đó có những vấn đề liên quan thiết thực đến cuộc sống của họ, họ cần trình bày chính kiến của mình nên con người luôn có nhu cầu phát biểu tự do.
Giải câu 3 (Trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Những ví dụ trên đây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây những câu trả lời đúng.
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú.
b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
Trả lời:
Trong tất cả các phương án đã cho, chỉ có phương án (d) là không lựa chọn, còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công.
Giải câu 4 (Trang 164 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Hãy tưởng tượng tình huống sau:
Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vần đề (hiện tượng, câu chuyện,…) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ… Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
a) Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào?
b) Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề ấy?
c) Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào?
d) Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe?
– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.
– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, gây ấn tượng.
– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.
– Tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.
– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.
– Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
Trả lời:
a) Chủ đề: Vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay, tình yêu của tuổi học trò…
b) Lí do lựa chọn: vì đây là những vấn đề đang được quan tâm, đang được sự chú ý của mọi người…
c) Những ý chính của bài phát biểu
– Nêu lên thực trạng của vấn đề.
– Thực trạng này là xấu hay tốt, đáng được biểu dương hay phê phán…
– Phương pháp giải quyết vấn đề.
d) Nên áp dụng tất cả các phương pháp trong sgk để thu hút sự chú ý của người nghe.
LUYỆN TẬP
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 165 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng để cho mình học tập.
Trả lời:
Có thể sưu tầm, chẳng hạn, những lời phát biểu tự do ngắn, nhưng rất có giá trị sau đây của V. I. Lênin về văn hào vĩ đại người Nga L. Tôn-xtôi, qua lời kể lại của M. GO-rơ-ki.
Một lần, tôi đến gặp Vla-đi-mia và tôi thấy trên bàn của Người một cuốn sách: “Chiến tranh và hoà bình”.
– Phải rồi, đó là của Tôn-xtôi. Tôi vừa định đọc các đoạn nói về cuộc đi săn (…) .
– Thật là một bậc vĩ nhân, phải không? Một con người vĩ đại! Này bạn, đó mới thật là một nghệ sĩ, … . Và bạn có biết còn điểm nào kì lạ nữa không? Việc kì là là trước thời bá tước này, ta chưa từng thấy có một người nông phu chính cống nào được đưa vào trong văn chương cả.
Rồi, nhìn tôi với cặp mắt lim dim, Người hỏi tôi:
– Có thể lấy ai ở châu Âu đặt ngang hàng với Tôn-xtôi được nhỉ?
Người tự trả lời cho mình:
– Không có ai cả.
Thế rồi, xoa xoa bàn tay, Người liền cười, sung sướng như một con mèo sưởi nắng.
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 165 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và tự đánh giá xem so với những yêu cầu đặt ra thì lời phát biểu của anh (chị) có những ưu điểm và hạn chế gì.
Trả lời:
Tham khảo bài phát biểu sau:
Tôi tên là Đỏ – tiểu thuyết của Orhan Pamuk
Mi Linh
Tôi tên là Đỏ có thể lay động gì tới đông đảo độc giả Việt Nam? Một câu trả lời thật khó mà cặn kẽ. Bởi bản thân cuốn tiểu thuyết này đã chứa đựng những thách thức. Không phải bề dày đồ sộ của gần 600 trang sách khổ lớn. Cũng không phải một câu chuyện vụ án li kì có tới ba án mạng bi thảm xảy ra. Các chương sách sẽ kéo độc giả hướng về Istanbul của bốn trăm năm về trước, để lắng nghe lời thì thầm sâu thẳm của đô thành này, để thấu hiểu những mâu thuẫn trong quá khứ và hiện tại của Istanbul, cùng vẻ đẹp vĩnh hằng của nó.
Tùy theo hành trình khám phá của độc giả, có nhiều câu chuyện đan xen trong cuốn sách đa tầng ý nghĩa này. Nhưng ấn tượng nhất là Istanbul, với đủ góc độ từ kinh thành tráng lệ cho tới những con phố nhỏ tối tăm. Đô thành ấy chứa đựng một bề dày văn hóa mà tiêu biểu là những cuốn sách của các nhà tiểu họa đạo Hồi, những người nhìn cuộc sống từ trên đỉnh cao của Thượng Đế, dày công lặp lại hình thái nghệ thuật truyền thống, với họ “cái Đẹp của thế giới thuộc về Allah”.
Một trong những chương sách gây sức hút nhất trong cuốn tiểu thuyết là chương 51. Trong đêm khuya thanh vắng, giữa một đêm mùa đông buốt giá, nhà tiểu họa già Osman đắm mình trong Quốc khố, lật giở những trang sách mình mơ ước suốt mấy chục năm qua. Một họa sĩ bậc thầy với những ngón tay già nua bị tê cóng vì lạnh đang hào hứng bước vào thế giới của những xúc cảm tinh tế và đẹp đẽ của hàng nghìn trang sách quý. Ông không hay biết rằng say mê của mình đang đánh thức cả một bề dày quá khứ nhỏm dậy, và trong khoảnh khắc vui sướng tột độ ấy, Osman đã lấy cây kim từng đâm chọc mắt một nhà tiểu họa bậc thầy để ấn vào mắt mình, với thái độ can đảm, bình tĩnh và kiên quyết. Các nhà tiểu họa Hồi giáo giờ cũng ẩn giấu trong mình khao khát được mù, sau nhiều năm cống hiến …
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Phát biểu tự do
Câu 1. Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng: Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.
Trả lời:
Rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống buộc mỗi người phải tham gia phát biểu tự do: trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu: được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một vấn đề nào đó: được yêu cầu cho ý kiến trong một buổi nói chuyện…
Ví dụ:
– Trong buổi giao lưu: “Chát với 8X” của Đài truyền hình kĩ thuật số, khi được người dẫn chương trình gợi ý: “Trong chuyến đi Châu Âu, kỉ niệm nào anh nhớ nhất?”, một khách mời (nghệ sĩ) đã phát biểu: “Có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy: chụp ảnh lưu niệm với bạn bè, những buổi biểu diễn, gặp gỡ bà con Việt Kiều… Nhưng có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi ấy, vâng, tôi nhớ ra rồi, đó là đêm diễn cho bà con Việt Kiều ta ở Paris…”. Và cứ thế, vị khách mời đã phát biểu rất say sưa những cảm nhận của mình và đêm biểu diễn ấy: nhạc sĩ biểu diễn ra sao, bà con cảm động thế nào, những người nước ngoài có mặt hôm ấy đã phát biểu những gì,….
– Một bạn học sinh, khi được cô giáo nêu vấn đề: “Hãy phát biểu những hiểu biết của em về Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945), đã giơ tay xin phát biểu ý kiến: “Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ”. Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng thơ tình trong phong trào Thơ Mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình…
– Trong buổi đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi bạn A phát biểu về phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bạn B phát biểu và đóng góp ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A.
Câu 2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do?
Gợi ý: Có thể xem xét thêm tình huống được kể lại sau đây để tìm lời giải đáp đầy đủ và xác đáng.
Đêm nay mưa dầm, trung đội lái xe được dịp trở về gần đông đủ. […] Không biết ở trên đời còn có cảnh gì vui và náo nhiệt hơn đêm như đêm nay, những chiến sĩ lái xe sau nhiều chuyến rong ruổi trên các ngả đường nay trở về gặp mặt nhau. Sau hàng chục đêm thức chong bên tay lái, tưởng như họ cứ nằm xuống là con mắt sẽ díp lại, vậy mà chẳng ai buồn ngủ cả. – Xong chưa nào, đến lượt tớ kể nhé? – Người này chưa nói hết, người khác đã dọn trước như thế bằng giọng hết sức háo hức. Hình như trong đầu từng người đang xôn xao vô vàn hình ảnh trên dọc đường, và chính lúc này, những hình ảnh ấy đang chen lấn nhau đòi sống lại…
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng, trong Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, Sđd)
Trả lời:
Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:
– Ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống.
– Mặt khác, các phát biểu còn khẳng định “Cái tôi” của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.
Câu 3. Những ví dụ trên đây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây những câu trả lời đúng.
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu biết và thích thú.
b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
Trả lời:
Phương án đúng là a, b, c, e, g.
Câu 4. Hãy tưởng tượng tình huống sau:
Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vần đề (hiện tượng, câu chuyện,…) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ… Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
a) Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào?
b) Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề ấy?
c) Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào?
d) Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe?
– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.
– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, gây ấn tượng.
– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.
– Tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.
– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.
– Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
Trả lời:
Chủ đề cụ thể (chẳng hạn: tình bạn trong thời kì hiện nay).
Vì sao mình chọn chủ đề ấy: (chẳng hạn: tôi rất tâm đắc, hoặc đề tài này được nhiều người quan tâm: đây là chủ đề quen thuộc nhưng hấp dẫn…). Phác nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lí. Chẳng hạn:
(1) Tầm quan trọng của một vấn đề tình bạn trong thời đại ngày nay.
(2) Các yếu tố trong cuộc sống hiện nay ảnh hưởng đến tình bạn.
(3) Những yêu cầu, tiêu chuẩn của tình bạn hiện nay.
(4) Ý nghĩa cao đẹp của tình bạn trong thời kì hiện nay.
Nghĩ cách thu hút sự chú ý của người nghe. Ví dụ:
– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng
– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.
– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn, tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm, hài hước.
– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
Luyện tập
Câu 1. Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng để cho mình học tập.
Trả lời:
Tham khảo ý kiến của nhân vật An-đơ-rơ-súc (Thép đã tôi thế đấy – Ô-xtơ-rốp-ki) về cái chết của nhân vật Ruồi Trâu trong tác phẩm cùng tên.
“Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm. Trong cái trường hợp ấy anh thấy mình có đủ sức mạnh để không sợ chết. Ta sẵn sàng đi đến cái chết một cách kiên nhẫn khi ta cảm thấy có chính nghĩa ở phía ta. Chính cái đó làm cho con người trở thành anh hùng đấy!”.
Câu 2. Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu đó và tự đánh giá xem so với những yêu cầu đặt ra thì lời phát biểu của anh (chị) có những ưu điểm và hạn chế gì.
Trả lời:
Gợi ý:
– Về nội dung: Đã đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện hết ý kiến của mình chưa? Có đóng góp mới mẻ gì cho cuộc trao đổi?
– Về hình thức: Cách nói đã đúng mực chưa? Cử chỉ, tác phong thế nào? Cách trình bày có biểu cảm, hấp dẫn không?…
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment