Soạn bài Ôn tập phần văn trang 127 – 129 SGK ngữ văn lớp 7 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Ôn tập phần văn, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất theo sách giáo khoa.
Hướng dẫn soạn bài – Ôn tập phần văn
Giải câu 1 – (Trang 127 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản (tác phẩm) đã được đọc – hiểu trong cả năm học. Sau đó, đối chiếu với sách giáo khoa, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác danh mục các văn bản đã học.
Trả lời:
Các văn bản tác phẩm (hoặc đoạn trích) đã được đọc – hiểu trong cả năm học.
Tên tác phẩm | Tên tác giả |
---|---|
Cổng trường mở ra | Lý Lan |
Mẹ tôi | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài |
Những câu hát về tình cảm gia đình | (ca dao) |
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. | (ca dao) |
Những câu hát than thân | ca dao |
Những câu hát châm biếm | (ca dao) |
Sông núi nước Nam | Lý Thường Kiệt |
Phò giá về kinh | Trần Quang Khải |
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra | Trần Nhân Tông |
Bài ca Côn Sơn | Nguyễn Trãi |
Sau phút chia li | Đoàn Thị Điểm |
Bánh trôi nước | Hồ Xuân Hương |
Qua Đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan |
Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến |
Xa ngắm thác núi Lư | Lý Bạch |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh | Lý Bạch |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê | Hạ Tri Chương |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Đỗ Phủ |
Cảnh khuya | Hồ Chí Minh |
Rằm tháng giêng | Hồ Chí Minh |
Tiếng gà trưa | Xuân Quỳnh |
Một thứ quà của lúa non: Cốm | Thạch Lam |
Sài Gòn tôi yêu | Minh Hương |
Mùa xuân của tôi | Vũ Bằng |
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất | (Tục ngữ) |
Tục ngữ về con người và xã hội | (Tục ngữ) |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh |
Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Đặng Thai Mai |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng |
Ý nghĩa văn chương | Hoài Thanh |
Sống chết mặc bay | Phạm Duy Tốn |
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu | Nguyễn Ái Quốc |
Ca Huế trên sông Hương | Hà Ánh Minh |
Quan Âm Thị Kính | (chèo) |
Giải câu 2 – (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3, 5, 7, 8. Làm thơ lục bát ở Bài 13. Ghi nhớ ở Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình), chú thích (*) ở Bài 18. Câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm các định nghĩa về:
– Ca dao, dân ca.
– Tục ngữ.
– Thơ trữ tình.
– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Thơ thất ngôn bát cú.
– Thơ lục bát,
– Thơ song thất lục bát.
– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
Trả lời:
– Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
– Tục ngữ: Những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.
– Thơ trữ tình: Sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó.
– Thơ thất ngôn tứ tuyệt: Gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau.
– Thể thơ dân tộc: Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B.
– Thơ song thất lục bát: Kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8).
– Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng.
Giải câu 3 – (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần học chính.
Trả lời:
Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao:
– Tình thân gia đình
– Tình yêu quê hương đất nước
– Tình yêu bản thể
– Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội
Giải câu 4 – (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?
Trả lời:
Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội:
– Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống.
– Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người.
Giải câu 5 – (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc:
– Tình yêu quê hương đất nước
– Tình yêu thiên nhiên
– Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh.
Giải câu 6 – (Trang 128 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Riêng với các văn bản đọc – hiểu là văn xuôi (trừ phần văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Nhan đề văn bản
Cột 3: Giá trị chính về nội dung
Cột 4: Giá trị chính về nghệ thuật
Chú ý: Cần dựa vào các phần kết quả cần đạt và Ghi nhớ đối với các văn bản được ghi trong Ngữ văn 7, tập một, tập hai, trong khi tiến hành lập bảng tổng kết.
Trả lời:
Lập bảng thống kê các tác phẩm văn xuôi đã học (trừ phần văn nghị luận) theo mẫu:
TT | Tên văn bản | Giá trị chính về nội dung | Giá trị chính về nghệ thuật |
---|---|---|---|
1 | Cổng trưởng mở ra (Lý Lan) | Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường. | Văn biểu cảm như nhật kí tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng. |
2 | Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A- mi-xi) | Tấm lòng thương yêu trời biển, sự hi sinh tuyệt vời của người mẹ đối với người con; tình yêu thương, kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng của con người. | Văn biểu cảm qua hình thức một bức thư. |
3 | Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) | Tình cảm gia đình vô cùng quý báu và quan trọng. Hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ tình cảm ấy. | Văn tự sự có bố cục rành mạch, hợp lí. |
4 | Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam) | Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tôc: Cốm. | Văn tùy bút tinh tế, nhẹ nhàng, sâu sắc. |
5 | Sài Gòn tôi yêu(Minh Hương) | Nét đẹp riêng của Sài Gòn với thiên nhiên, khí hậu, nhiệt độ và nhất là phong cánh cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa của người Sài Gòn. | Nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút. |
6 | Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) | Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê. | Bút pháp tai hoa, tinh tế |
7 | Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) | Vẻ đẹp của Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, bảo tồn. | Bút kí về sinh hoạt, văn hóa: tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế bằng giọng văn trữ tình. |
8 | Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tôn) | Lên án gay gắt bọn quan lại phong kiến vô nhân đạo và bày tỏ niềm thương cảm vô hạn trước cảnh khổ của nhân dân | Truyện ngắn hiện đại có nghệ thuật viết phong phú, (tương phản và tăng cấp), lời văn cụ thể, sinh động. |
9 | Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc) | Vạch trần bộ mặt giả dối, tư cách hèn hạ của một tên thực dân phản bội giai cấp, đồng thời ca ngợi tư cách cao thượng, tấm lòng hi sinh vì dân vì nước của một nhà cách mạng anh hùng. | Truyện ngắn có giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu, xây dựng tình huống đặc biệt, khắc họa thật sắc sảo hai nhân vật hoàn toàn đối lập. |
Giải câu 7 – (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).
Trả lời:
Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non.
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
– Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói.
– Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung.
Giải câu 8 – (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo).
Trả lời:
Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.
Giải câu 9 – (Trang 129 SGK ngữ văn 7 tập 2)
Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có ích lợi gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ.
Trả lời:
Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.
Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.
– Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả
Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:
– Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Ôn tập phần văn
Câu 1. Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản (tác phẩm) đã được đọc – hiểu trong cả năm học. Sau đó, đối chiếu với sách giáo khoa, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác danh mục các văn bản đã học.
Trả lời:
Học kì 1 | Học kì 2 |
1. Cống trường mở ra | 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. |
2. Mẹ tôi | 2. Tục ngữ về con người và xã hội. |
3. Cuộc chia tay của những con búp bê. | 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
4. Những câu hát về tình cảm gia đình. | 4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. |
5. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. | 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ. |
6. Những câu hát than thân. | 6. Ý nghĩa văn chương. |
7. Những câu hát châm biếm. | 7. Sống chết mặc bay. |
8. Nam quốc sơn hà. | 8. Những trò lố hay là Va –ren và Phan Bội Châu. |
9. Tụng giá hoàn kinh sư. | 9. Ca Huế trên sông Hương. |
10. Thiên Trường vãn vọng. | 10. Quan Âm Thị Kính. |
11. Côn Sơn ca | |
12. Chinh phụ ngâm khúc (trích). | |
13. Bánh trôi nước. | |
14. Qua Đèo Ngang | |
15. Bạn đến chơi nhà. | |
16. Vọng Lư Sơn bộc bố. | |
17. Tĩnh dạ tứ. | |
18. Mao ốc vị thu phong sở phá ca. | |
19. Cảnh khuya. | |
20. Rằm tháng giêng. | |
21. Tiếng gà trưa. | |
22. Một thứ quà của lúa non: Cốm. | |
23. Sài Gòn tôi yêu. | |
24. Mùa xuân của tôi. |
Câu 2. Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3, 5, 7, 8. Làm thơ lục bát ở Bài 13. Ghi nhớ ở Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình), chú thích (*) ở Bài 18. Câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc – hiểu văn bản) để nắm các định nghĩa về:
– Ca dao, dân ca.
– Tục ngữ.
– Thơ trữ tình.
– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Thơ thất ngôn bát cú.
– Thơ lục bát,
– Thơ song thất lục bát.
– Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
Trả lời:
– Ca dao, dân ca: những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác, biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời khác.
– Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
– Thơ trữ tình là thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính chất cách điệu cao.
– Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng. Kết cấu: khai – thừa- chuyển – hợp. Nhịp 4/3, 2/2/3. Vần chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.
– Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: có 4 câu, mỗi câu 5 tiếng. Nhịp: 3/2, 2/3. Có thể gieo vần trắc.
– Thơ thất ngôn bát cú đường luật: có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Vần bằng trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8). Kết cấu: câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
– Thơ lục bát: thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca. Kết cấu theo từng cặp: câu trên 6, câu dưới 8. Vần bằng, lưng (6-6), chân (6-8), liền. Nhịp: 2/2/2/2, 3/3/4/4/… Luật bằng trắc: 2B -4T – 6B- 8B.
– Thơ song thất lục bát: kết hợp sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát. Một khổ 4 câu: 2 câu 7 tiếng, tiếp 1 cặp 6 -8. Nhịp ở 2 câu 7 tiếng: 3/4, 3/2/2…
– Phép tương phản trog nghệ thuật: sự đối lập trong hình ảnh, chi tiết, nhân vật…trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh 1 đối tượng hoặc cả hai.
– Phép tăng cấp: cùng với quá trình hành động, nói năng, tăng dẫn cường độ, tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng…
Câu 3. Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần học chính.
Trả lời:
Những tình cảm, thái độ thể hiện trong ca dao, dân ca:
– Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn; châm biếm, hài hước, dí dỏm, đả kích…
Câu 4. Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?
Trả lời:
Các câu tục ngữ đã thể hiện những kinh nghiệm:
– Kinh nghiệm tục ngữ về thiên nhiên – thời tiết: thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông…
– Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp: đất đai quý hiếm, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi…
– Kinh nghiệm về con người, xã hội: xem tướng người; học tập thầy, bạn…
Câu 5. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Những giá trị tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ:
– Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
– Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược.
– Yêu dân, mong dân không khổ, không đói, nhớ về quê hương…
– Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya…
– Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thủy chung chờ đợi…
Câu 6: Riêng với các văn bản đọc – hiểu là văn xuôi (trừ phần văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Nhan đề văn bản
Cột 3: Giá trị chính về nội dung
Cột 4: Giá trị chính về nghệ thuật
Chú ý: Cần dựa vào các phần kết quả cần đạt và Ghi nhớ đối với các văn bản được ghi trong Ngữ văn 7, tập một, tập hai, trong khi tiến hành lập bảng tổng kết.
Trả lời:
Giá trị chủ yếu về tư tưởng – nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi:
TT | Tên văn bản | Giá trị chính về nội dung | Giá trị chính về nghệ thuật |
1 | Cổng trưởng mở ra (Lý Lan) | Thể hiện tấm lòng, tình cảm thiêng liêng của người mẹ đối với con cái. | Tác giả lựa chọn hình thức độc thoại, tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ dành cho con. Sử dụng ngôn ngữ giàu chất biểu cảm. |
2 | Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A- mi-xi) | Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất. Con cái pahir trân trọng và giữ gìn không được chà đạp lên tình cảm đó. | Nét đặc sắc là sáng tạo hoàn cảnh. Lồng câu chuyện trong một bức thư, khắc họa được nhiều chi tiết làm nổi bật hình ảnh người mẹ tận tụy . Cách biểu cảm trực tiếp có ý nghĩa giáo dục cao. |
3 | Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) | Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và trân trọng. Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chi li. | Truyện đã thành công khi lựa chọn tình huống và xây dựng nhân vật qua diễn biến tâm lí. Cách dùng ngôi kể thứ nhất dễ bộc lộ tình cảm và tâm trạng chân thật. Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc. |
4 | Sống chết mặc bay | Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây nên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê; cảm thống với những nỗi thống khổ mà nhân dân chịu đựng. | Nghệ thuật tương phản và tăng cấp; bước khởi đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại. |
5 | Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu | Đả kích toàn quyền Varen đầy âm mưu thủ đoạn, thất bại, đáng cười trước Phan Bội Châu; ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù xảo trá. | Truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Pháp, kể chuyện theo hành trình chuyến đi của Varen, sử dụng triệt để biện pháp đối lập – tương phản, sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Varen. |
6 | Một thứ quà của lúa non | Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc của Việt Nam. | Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng nâng niu. Bút kí – tùy bút hay về văn hóa ẩm thực. |
7 | Sài Gòn tôi yêu | Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sà Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này. | Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng. Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phương. |
8 | Mùa xuân của tôi | Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội. | Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ, êm và cảm động ngọt ngào. |
9 | Ca Huế trên sông Hương | Giới thiệu ca Huế – một sinh hoạt và thú vui văn hóa tao nhã ở đất cố đô. | Văn bản giới thiệu – thuyết minh: mạch lạc, giản dị mà nêu rõ những đặc điểm của chủ yếu của vấn đề. |
Câu 7: Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo).
Trả lời:
Phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt:
* Thứ nhất, hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú:
– Nguyên âm: a,ă,â,o,ô,i…
– Phụ âm: b,c,k,l,m,n…
* Thứ hai, giàu thanh điệu:
– Bằng: huyền, không.
– Trắc: hỏi, ngã, nặng, sắc.
Sự phối hợp các nguyên âm – phụ âm, thanh bằng trắc tạo cho câu văn, lời thơ có nhạc điệu trầm bổng du dương, có khi cân đối nhịp nhàng, có khi khúc khuỷu:
Ví dụ:
“Mùa xuân, cùng em trên đồi thông,
Ta như chim bay trên tầng không…”
(Lê Anh Xuân).
* Thứ 3, cú pháp tiếng Việt rất tự nhiên , cân đối, nhịp nhàng:
Ví dụ:
– Tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo…
– Ca dao, dân ca, thơ:
Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa
…
Đông ăn măng trúc, thu ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao!
(Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
(Xuân Quỳnh).
* Thứ 4, từ vựng dồi dào về cả 3 mặt: thơ, nhạc, họa:
– Những tiếng gợi âm thanh, tiếng động: ầm ầm, ào ào, thì thầm, rì rầm…
– Những tiếng gợi màu sắc: xanh ngắt, xanh xanh, xanh nhung…
– Những tiếng gợi hình dáng: ì ạch, nặng nề, gầy gò…
* Cuối cùng, từ vựng tiếng Việt mỗi ngày một nhiều từ mới:
Ví dụ: thảo quả, cà phê, xê-mi-na, phôn-cơ-lo…
Câu 8: Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo).
Trả lời:
Ý nghĩa của văn chương:
* Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
– “Chinh phụ ngâm khúc” là lòng thương nhớ, mong mỏi chờ đợi người chồng đi chinh chiến xa của người chinh phụ.
– “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là tiếng nói cảm thông đối với thân phận người phụ nữ.
* Văn chương sáng tạo ra sự sống, những thế giới khác, những người, những vật khác…
Ví dụ: Thế giới loài vật trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” vừa quen vừa lạ, thật hấp dẫn.
* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có.
Ví dụ: Trong bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch:
– Ta chưa có dịp xa quê lâu và dài như Lí Bạch để có thể hiểu được sự “cúi đầu, ngẩng đầu” của ông để nhớ “cố hương”.
– Nhưng ta cũng có thể đồng cảm, chia sẻ tình cảm đó với tác giả bởi trong ta vốn dĩ đã có tình cảm nhớ thương như vậy.
Câu 9: Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có ích lợi gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ.
Trả lời:
Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp:
– Hiểu kĩ từng phân môn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn.
– Nói và viết đỡ lúng túng hơn, ứng dụng ngay những kiến thức, kĩ năng của phân môn này để học phân môn kia.
Ví dụ: Kĩ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn bản nghị luận chứng minh qua văn bản chứng minh mẫu mực “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Nghệ thuật tả tâm trạng, cảm xúc kết hợp với tả cảnh thiên nhiên trong văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân…
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment