X

Soạn bài – Ôn tập phần tiếng việt (Tiếp theo)

Soạn bài Ôn tập phần tiếng việt (Tiếp theo) trang 194 – 195 SGK ngữ văn lớp 7 tập 1, Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Ôn tập phần tiếng việt (Tiếp theo) đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Ôn tập phần tiếng việt (Tiếp theo)

Giải câu 1 (Trang 194 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao lại có hiện tượng từ đồng nghĩa?

Trả lời:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Từ đồng nghĩa có hai loại

– Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)

– Đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau)

– Hiện tượng từ đồng nghĩa (nhiều từ cùng biểu thị một sự vật, họat động, tính chất) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị các sự vật, hoạt động, tính chất trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ của nó trong thực tế khách quan.

Giải câu 2 (Trang 194 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 2. Thế nào là từ trái nghĩa?

Trả lời:

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Giải câu 3 (Trang 194 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 3. Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ.

Trả lời:

– bé: từ đồng nghĩa là “nhỏ”, từ trái nghĩa là “to”, “lớn”,…

– thắng: từ đồng nghĩa là “được”, từ trái nghĩa là “thua”, “thất bại”…

– chăm chỉ: từ đồng nghĩa là “siêng năng”, “cần cù”,… từ trái nghĩa là” “lười biếng”, “lười nhác”,…

Giải câu 4 (Trang 194 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 4. Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

Trả lời:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.

– Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa:

+ Trong từ nhiều nghĩa (một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hoạt động, tính chất; biểu thị nhiều khái niệm), các nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau

+ Trong từ đồng âm, các từ vốn là những từ hoàn toàn khác nhau, không có mối quan hệ nào giữa chúng.

Giải câu 5 (Trang 194 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 5. Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu?

Trả lời:

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định để biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

– Thành ngữ có giá trị tương đương từ. Do đó, về cơ bản, nó có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp giống như từ (làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ…).

Giải câu 6 (Trang 194 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 6. Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:

– Bách chiến bách thắng
– Bán tín bán nghi
– Kim chi ngọc diệp
– Khẩu Phật tâm xà

Mẫu: Độc nhất vô nhị: có một không hai.

Trả lời:

– Bách chiến, bách thắng: Trăm trận trăm thắng

– Bán tín bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.

– Kim chi ngọc diệp: Lá ngọc cành vàng.

– Khẩu Phật tâm xà: Miệng nam mô bụng bồ dao găm.

Giải câu 7 (Trang 195 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 7. Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.

– Bây giờ lão phải thẩn thơ giữa nơi đồng ruộng mênh mông và vắng lặng ngắm trăng suông, nhìn sương tỏa, nghe giun kêu dế khóc. (in đậm cụm từ đồng ruộng mênh mông và vắng lặng)

– Bác sĩ bảo bệnh tình của anh ấy nặng lắm.Nhưng phải cố gắng đến cùng, may có chút hi vọng. (in đậm cụm từ phải cố gắng đến cùng)

– Thôi thì làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái, tôi xin nhận lỗi với các bác vì đã không dạy bảo cháu đến nơi đến chốn. (in đậm cụm từ làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái)

– Ông ta giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì mà rất keo kiệt, chẳng giúp đỡ ai. (in đậm cụm từ giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì)

(Theo Đỗ Hữu Châu (Chủ biên),
Giải bài tập Tiếng Việt 7, tập hai)

Trả lời:

– đồng rộng mênh mông và vắng lặng bằng đồng không mông quạnh.

– phải cố gắng đến cùng bằng còn nước còn tát.

– làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái bằng con dại cái mang.

– giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì bằng giàu nứt đố đổ vách.

Giải câu 8 (Trang 195 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 8. Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy dạng?

Trả lời:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Giải câu 9 (Trang 195 SGK ngữ văn 7 tập 1)

Câu 9. Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ.

Trả lời:

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước … làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

ví dụ 1: 

Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

ví dụ 2:

Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Ngọc Lan: Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời .
Leave a Comment