Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trang 138 – 139 SGK ngữ văn lớp 10 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Ôn tập phần Tiếng Việt, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Ôn tập phần Tiếng Việt
Giải câu 1 – (Trang 138 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?
Trả lời:
– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ thái độ, tình cảm … để tổ chức xã hội hoạt động.
– Các nhân tố giao tiếp bao gồm:
+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp.
+ Nội dung giao tiếp, tức thông tin, thông điệp, ngôn bản …
+ Mục đích giao tiếp (gọi tắt là đích) là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
+ Hoàn cảnh giao tiếp: gồm thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.
– Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây:
+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
Giải câu 2 – (Trang 138 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Trả lời:
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp, trong điều kiện thời gian, không gian nhất định | Rất nhiều yếu tố phụ trợ: Ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi,… | Thường sử dụng các từ đơn nghĩa, thông dụng, chủ yếu dùng với nghĩa tường minh, chưa gọt giũa, có nhiều thán từ, thán ngữ, nhiều câu tỉnh lược, câu cảm, câu nghi vấn,… |
Ngôn ngữ viết | Hoàn cảnh gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gian | Không có yếu tố phụ trợ kèm theo, phải sử dụng dấu câu, kiểu câu thay thế. | Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, thường dùng các từ đa nghĩa, các thuật ngữ chính xác, có khi ít gặp trong khẩu ngữ, thường có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần,… |
Giải câu 3 – (Trang 138 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấu qua một văn bản cụ thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.
Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại sau đây:
Trả lời:
a) Những đặc điểm cơ bản của văn bản:
– Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.
– Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ và liên kết về nội dung. Cả văn bản phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.
– Mỗi văn bản thường hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định.
– Mỗi văn bản óc những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
Ví dụ: văn bản Ba Bể – huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (ngữ văn 10, tập 2, trang 26):
– Chủ đề của văn bản là truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.
– Câu chuyện được kể rất logic. Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, các từ chuyển tiếp (chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có …) và liên kết theo mạch kể thời gian.
– Mục đích giao tiếp của văn bản: giới thiệu về hòn dảo bằng huyền thoại nhằm gây sự tò mò, chú ý và khát khao khám phá của khách tham quan về những bí ẩn của hòn đảo.
– Về hình thức: văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.
b)
Giải câu 4 – (Trang 139 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo mẫu sau:
Trả lời:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
Tính cụ thể | Tính hình tượng |
Tính cảm súc | Tính truyển cảm |
Tính cá thể | Tính cá thể hóa |
Giải câu 5 – (Trang 139 SGK ngữ văn 10 tập 2)
a) Trình bày khái quát về:
– Nguồn gốc của tiếng Việt.
– Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
– Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
– Viết bằng chữ Hán.
– Viết bằng chữ Nôm.
– Viết bằng chữ quốc ngữ.
Trả lời:
a) Trình bày khái quát
– Nguồn gốc của tiếng Việt: gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt thuộc học ngôn ngữ Nam Á.
– Quan hệ họ hàng của tiếng Việt: Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ này đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – là nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn – Khmer thuộc học ngôn ngữ Nấm.
– Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:
+ Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn các từ tiếng Hán và Việt hóa, từ đó làm cho tiếng việt trở nên phong phú và phát triể mạnh mẽ.
+ Thời kì độc lập tự chủ: Bị tiếng Hán chèn ép. Nhưng tiếng Việt vẫn phát triển nhờ việc tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng việt thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Xuất hiện chữ Nôm.
+ Thời kì Pháp thuộc: Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng đi, văn xuôi tiếng việt hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ. Nhiều từ ngữ mới xuất hiện và được sử dụng rộng rãi.
+ Từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay: Tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt và sử dụng rộng rãi. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng.
b) Một số tác phẩm van học Việt Nam:
– Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, bình Ngô đại cáo, Hoàng Lê nhất thống chí, …
– Viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, qua đèo ngang, Truyện Lục Vân Tiên, …
– Viết bằng chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa pa, Làng, Hai đứa trẻ, …
Giải câu 6 – (Trang 139 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng mẫu sau:
Trả lời:
Về âm ngữ và chữ viết | Về từ ngữ | Về ngữ pháp | Về phong cách ngôn ngữ |
Cần phát âm đúng chính âm | Dùng từ đúng nghĩa | Nói, viết đúng câu | Nói, viết đúng phong cách ngôn ngữ |
Chữ viết đúng chính tả | Dùng từ địa phương phải chọn lọc | Dùng câu đúng ngữ cảnh | |
Vay từ nước ngoài phải có ý thức Việt hóa |
Giải câu 7 – (Trang 139 SGK ngữ văn 10 tập 2)
Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng:
a) Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.
b) Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
c) Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.
d) Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.
e) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
g) Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
h) Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Trả lời:
– Các câu đúng là: b, d, g, h.
– Các câu a, c, e sai. Lỗi sai là người viết không phân định được ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Ôn tập phần Tiếng Việt
Câu 1. Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?
Trả lời:
– Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội, có thể ở dạng lời nói hoặc chữ viết, được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ.
– Những nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm: hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
– Những quá trình của hoạt động giao tiếp:
+ Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
+ Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Câu 2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Trả lời:
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | Giao tiếp trực tiếp, trong không gian và thời gian xác định. | Ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi… | Dùng các từ đơn nghĩa, thông dụng, tường minh, nhiều thán từ, khẩu ngữ |
Dùng câu tỉnh lược, cảm thán, nghi vấn. | |||
Ngôn ngữ viết | Giao tiếp gián tiếp, có thể mở rộng trong nhiều không gian và thời gian khác nhau | Không có yếu tố phụ trợ kèm theo | Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, đa nghĩa, nhiều thuật ngữ |
Nhiều câu ghép, câ phức nhiều thành phần. |
Câu 3. Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấu qua một văn bản cụ thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.
Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại sau đây:
Trả lời:
a) Những đặc điểm cơ bản của văn học:
+ Có tính thống nhất về chủ đề.
+ Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.
+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
– Phân tích một văn bản cụ thể: Đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều):
+ Tính thống nhất về chủ đề: Đoạn trích có chủ đề là miêu tả cảnh trao duyên giữa Thúy Kiều và Thúy Vân, qua đó bộc lộ được nhân cách thanh cao cùng tình yêu chung thủy của nàng Kiều.
+ Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự: Toàn bộ đoạn trích tập trung làm nổi bật chủ đề của đoạn thơ, kết cấu theo bố cục ba phần: Thúy Kiều kể chuyện mình với chàng Kim để thuyết phục Vân – Kiều trao duyên và dặt dò em – Kiều than thân trách phân mình.
+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc: Mở đầu bằng lời cầu xin của Kiều đối với Vân và kết thúc là lời thở than đầy đau khổ của Kiều đối với người tình (Kim Trọng).
+ Mục đích giao tiếp nhất định: Mục đích thể hiện lòng chung thủy và nhân cách cao đẹp của Kiều.
b) Điền tên các loại văn bản:
Văn bản | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt |
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật | |
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học | |
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính | |
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận | |
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí |
Câu 4. Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo mẫu sau:
Trả lời:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
Tính cụ thể | Tình hình tượng |
Tính cảm xúc | Tính truyền cảm |
Tính cá thể | Tính cá thể hóa |
Câu 5.
a) Trình bày khái quát về:
– Nguồn gốc của tiếng Việt.
– Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
– Lịch sử phát triển của tiếng Việt.
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
– Viết bằng chữ Hán.
– Viết bằng chữ Nôm.
– Viết bằng chữ quốc ngữ.
Trả lời:
a) Trình bày khái quát vấn đề:
– Nguồn gốc của tiếng Việt: tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, có họ Nam Á và quan hệ gần gũi với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á.
– Quan hê họ hàng của tiếng Việt: gần gũi với tiếng Mường, họ hàng xa với tiếng Môn – Khmer, có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á (Tày – Thái, Mã Lai – Nam Đảo,…)
– Lịch sử phát triển của tiếng Việt: 4 thời kì:
+ Thời kì dựng nước (tiền sử).
+ Thời độc lập, tự chủ (thế kỉ X đến 1858).
+ Thời Pháp thuộc (1858 – 1945).
+ Sau Cách mạng tháng Tám (1945 đến nay).
b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:
– Viết bằng chữ Hán: Nam quốc sơn hà, thiên trường vãn vọng, Hịch tướng sĩ, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả, Bình Ngô đại cáo, Thiên đô chiếu,…
– Viết bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, Truyện Lục Vân Tiên, Bánh trôi nước, Qua đèo ngang, Quốc âm thi tập,…
– Viết bằng chữ quốc ngữ: Giăng sáng, Sống mòn, Đời thừa, Dấu chân người lính, Ông đồ, Nhớ rừng, Từ ấy, Sóng, Quê hương,…
Câu 6. Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng mẫu sau:
Trả lời:
Về ngữ âm và chữ viết | Về từ ngữ | Về ngữ pháp | Về phong cách ngôn ngữ |
Phát âm đúng | Dùng từ đúng nghĩa | Nói đúng, viết đúng ngữ pháp | Nói đúng, viết đúng phong cách ngôn ngữ. |
Chữ viết đúng | Chọn lọc từ địa phương | Đúng ngữ cảnh | |
Hạn chế vay mượn từ nước ngoài |
Câu 7. Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng:
a) Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.
b) Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
c) Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.
d) Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.
e) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
g) Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
h) Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Trả lời:
Những câu đúng:
b, Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
d, Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.
g, Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)