Soạn bài – Ôn tập phần Tập làm văn

Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn trang 206 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Ôn tập phần Tập làm văn, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Ôn tập phần Tập làm văn

Giải câu 1 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

Trả lời:

– Trong phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập một có hai nội dung lớn: thuyết minh và tự sự.

– Những nội dung là trọng tâm cần chú ý:

+ Trong thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác giúp bài văn thêm sinh động, rõ ràng.

+ Trong tự sự có miêu tả, nghị luận.

+ Sự kết hợp các phương thức đó kết hợp với phương thức chính là cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên sự kết hợp đó chỉ thành công khi có sự hợp lí: đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.

Giải câu 2 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyế minh: làm cho đối tượng thuyết minh được cụ thể hóa, dễ hiểu và hấp dẫn người đọc.

Ví dụ: khi thuyết minh về cây chuối:

– Thân cây chuối có hình dáng thẳng, vươn cao đón ánh mặt trời.

– Lá chuối tươi bản rộng, xanh mướt, dọc cứng giống như cánh buồm căng.

– Lá chuối khô một màu nâu sẫm, rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, che chở cho thân cây.

Giải câu 3 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

Trả lời:

Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản thuyết minh khác miêu tả, tự sự trong văn bản miêu tả, tự sự ở chỗ: Miêu tả, tự sự trong thuyết minh tuy cũng có dùng một số biện pháp nghệ thuật nhưng nghiêng về tính khách quan, khoa học và được sử dụng có mức độ. Còn miêu tả, tự sự mang sắc thái chủ quan của người viết, sử dụng rộng rãi các biện pháp nghệ thuật.

Giải câu 4 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…)

Trả lời:

– Nội dung chính của văn bản tự sự là kể chuyện (hay trần thuật), bao gồm các yếu tốc: các sự kiện, nhân vật, ngời kể chuyện. Bên cạnh đó còn có miêu tả, nghị luận.

– Miêu tả nội tâm trong văn tự sự làm cho những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bộc lộ ra ngoài.

– Nghị luận trong văn bản tự sự vừa có thể bộc lộ tính cách, vừa thấy được quan điểm, thái độ đánh giá của tác giả đối với sự việc ấy.

Các ví dụ:

Đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đoạn văn tự sự dùng yếu tố nghị luận:

“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”.

(Cố hương – Lỗ Tấn)

Đoạn văn sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:

“Thứ suy rộng ra và chua chắn nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy là bất thương, chẳng riêng gì nhà ý mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu cũng thế thôi. Thằng nào chịu khổ quen rồi thì cứ mà chịu mãi đi! Mà thương những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào”.

(Sống mòn, Nam Cao)

Giải câu 5 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Trả lời:

– Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.

Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.

Ví dụ:

Mẹ tôi nói:

– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.

– Vâng.

(Cố hương – Lỗ Tấn)

– Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. (phái trước có dấu ghạch đầu dòng).

Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.

Ví dụ:

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà nắng gớm, về nào….

(Làng – Kim Lân)

– Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu ghạch đầu dòng).

Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.

Ví dụ:

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…

(Làng – Kim Lân)

Giải câu 6 – Ôn tập phần Tập làm văn (Trang 206 SGK ngữ văn 9 tập 1)

Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

Trả lời:

– Vai trò kể theo ngôi thứ nhất: sự kiện, nhân vật được nhìn dưới mắt tou với những nhận xát, cảm xúc chủ quan nên sinh động nhưng cũng có thể phiến diện, một chiều trong cách nhìn, đánh giá.

– Vai trò của người kể theo ngôi thứ ba: tất cả được đánh giá theo điểm nhìn của tác giả. Tuy nhiên, đối với một số tác phẩm hiện đại, người kể chuyện có thể đứng ở nhiều điểm nhìn, do đó sự kiện, nhân vật hiện lên ở nhiều chiều, nhiều cách đánh giá.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Ôn tập phần Tập làm văn

Câu 1. Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

Trả lời:

– Văn bản thuyết minh: kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật.

– Văn bản tự sự:

+ Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận.

+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.

– Trong các nội dung trên, cần tập trung tìm hiểu kĩ các nội dung mới, nâng cao so với chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới như: thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật; tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; nhận diện người kể chuyện trong văn bản tự sự, cách chuyển đổi ngôi kể.

Câu 2. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

– Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc nhưng nội dung trừu tượng và đương nhiên và cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

– Ví dụ thuyết minh về ngôi chùa Cổ: Giải thích kết cấu, những đặc điểm kiến trúc, hoặc giải thích khái niệm nào đó trong quan niệm của nhà Phật thể hiện ở cấu trúc ngôi chùa. Miêu tả để người nghe hình dung ra dáng vẻ, màu sắc, không gian hình khối, cảnh vật chung quanh ngôi chùa.

Câu 3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

Trả lời:

– Giống nhau: Cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.

– Khác nhau:

+ Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu cụ thể; dùng nhiều trong các lĩnh vực giao tiếp nhật dụng; ngôn ngữ đơn nghĩa.

+ Miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

+ Giải thích: Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.

Câu 4. Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…)

Trả lời:

a. Văn tự sự trong Ngữ văn 9 có hai nội dung:

– Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận.

– Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự.

b. Vai trò vị trí tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận trong văn tự sự:

– Miêu tả nội tâm có vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Đó là một bước phát triển của nghệ thuật. Vì miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, miêu tả những gì không quan sát được một cách trực tiếp.

– Miêu tả nội tâm làm cho nhân vật bộc lộ chiều sâu tư tưởng. Tuy nhiên miêu tả bên trong và miêu tả bên ngoài có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy nội tâm của nhân vật và ngược lại, từ việc miêu tả bên trong người đọc hình dung được hình thức bên ngoài của nhân vật.

– Lập luận trong văn bản tự sự thường xuất hiện ở các cuộc đối thoại và độc thoại, ở đó người nói nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nhằm thuyết phục người nghe một vấn đề nào đó, làm cho câu chuyện thật hơn sinh động hơn.

c. Tìm ba đoạn văn tự sự: một đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn có sử dụng kết hợp cả ba yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.

Có thể tham khảo:

– “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. …” Hằng năm cứ vào cuối thu … Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.”

(Lí Lan, Cổng trường mở ra)

– “Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. […] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. … Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.”

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

– “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết …Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Câu 5. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Trả lời:

+ Đối thoại: Hình thức đối đáp trò truyện giữa hai hoặc nhiều người.

+ Độc thoại: Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.

+ Độc thoại nội tâm là độc thoại trong suy nghĩ, không nói ra lời.

→ Tạo không khí thực, đi vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tính cách và sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật.

– Hình thức thể hiện:

+ Đối thoại: các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

+ Độc thoại: Phía trước có gạch đầu dòng.

+ Độc thoại nội tâm: Phía trước không có gạch đầu dòng.

– Ví dụ:

“Có người hỏi:

– Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? …Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống, một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!”

   (Kim Lân – trích Làng)

Câu 6. Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

Trả lời:

– Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất: Chiếc lược ngà, Tôi đi học,… → Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, thể hiện rõ nét cảm xúc nhân vật.

– Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba: Lặng lẽ Sa Pa, Chí Phèo, Tắt đèn… → Mang tính khách quan, có thể kể 1 cách tự do, linh hoạt từ điểm nhìn nhân vật này sang điểm nhìn nhân vật khác.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status