X

Soạn bài – Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trang 84 – 86 SGK ngữ văn lớp 12 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giải câu 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý (Tham khảo SGK)

Giải câu 2 (trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Trả lời:

Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.

Bài viết thường có các nội dung sau:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
  • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
  • Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

Soạn phần luyện tập bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giải câu hỏi – Luyện tập (trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trả lời:

1. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng Giang.

– Nêu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ cần phân tích.

2. Thân bài:

* Khái quát chung về đoạn thơ: Bốn câu thơ kết thúc bài thơ là khổ thơ hay nhất, đặc sắc nhất, nó vừa thể hiện nội dung, cảm hứng sáng tạo của bài thơ, đồng thời cũng thể hiện phong cách của thơ Huy Cận.

  • Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp… Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
  • Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).
  • Câu 3: Lòng quê: nỗi nhớ quê hương gợi lên theo sóng nước.
  • Câu 4: Xuất xứ từ câu thơ của Thôi Hiệu đời Đường: “Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” (“Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Tản Đà dịch thơ). Tứ thơ mới mẻ, học tập thơ xưa và sáng tạo thêm cái mới.

=> Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của nhà thơ.

* Nội dung:

– Cảnh chiều xuống trên sông đẹp nhưng buồn.

– Tâm trạng của nhà thơ: nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.

* Nghệ thuật:

– Hình ảnh thơ đối lập, gợi cảm của mây hùng vĩ, của cánh chim bé nhỏ.

– Sử dụng thành công các từ láy: lớp lớp, dợn dợn; âm điệu thơ phù hợp với việc giãi bà tâm trạng nhà thơ.

– Đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn, hiện đại của thơ Mới.

3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ vừa phân tích.

Tâm hồn nhà thơ đôn hậu, tinh tế. Đáng quý là cảnh vật và tâm trạng tác giả tuy buồn cô liêu nhưng rất đẹp, thể hiện tài năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sông con người.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Câu 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý (SGK)

Câu 2. Từ các đề bài và kết quả thảo luận, anh (chị) hãy cho biết đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

Trả lời:

Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.

Bài viết thường có các nội dung sau:

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
  • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
  • Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

Soạn phần Luyện tập bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (trang 86 SGK ngữ văn 12 tập 1)

Câu hỏi: Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu Huy Cận, bài thơ Tràng giang và đoạn thơ phân tích.

2. Thân bài:

a) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ.

“Tràng giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận, sáng tác năm 1939, rút từ tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay của Huy Cận, sáng tác khoảng 1937- 1940. Tập thơ đã đưa Huy Cận trở thành một gương mặt tiêu biểu trong phong trào thơ mới thời kì đầu phát triển.

Huy Cận là thi sĩ thơ lãng mạn có nỗi buồn “ảo não”, “ngẩn ngơ” trước cái không gian bao la và thời gian thăm thẳm. Đó là nỗi buồn “sông núi”, nỗi buồn trước cảnh nước mất, nhà tan và nỗi buồn cô đơn của một thế hệ nhà “thơ mới” nằm tròn trong vòng một “chữ tôi” bế tắc, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông trong tình đất nước và tình nhân loại.

b) Nội dung đoạn thơ bao quát cảnh và tình trong toàn bộ bài thơ.

Bài thơ này là phân tích một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu mênh mang. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó. Tất cả những nét buồn ấy cứ trở đi trở lại vẫn là bát ngát, mênh mông mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn tạ, lụi tắt, cô đơn, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt. Đây là nỗi buồn cô đơn rợn ngợp của cá thể trước cái không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại.

c) Phân tích khổ thơ.

Khổ thơ ta bình giảng là khổ thứ nhất của bài thơ. Nó mở ra bằng một hình ảnh sông nước mênh mông trước một bức tranh thiên nhiên “Tràng giang” tàn tạ, quạnh hiu, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

  • Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao”, “mây bạc”, mà viết “mây cao”, “núi bạc”. Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp… Động từ “đùn” tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ.
  • Câu 2: Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).
  • Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê).
  • Nghệ thuật dùng từ láy âm “dợn dợn” lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người (nhớ nhà).

d) Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

  • Sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của Thơ mới.
  • Đoạn thơ nói lên được nỗi niềm bơ vơ, buồn bã của “cái tôi” trữ tình. Cảm xúc hướng về quê hương cũng là một cách gửi gắm nỗi niềm yêu nước thâm kín của nhà thơ.
  • Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển ở hình thức ngôn ngữ, ở bút pháp tả cảnh, tả tình.

3. Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment