Soạn bài – Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức

Soạn bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức trang 27 – 28 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.

Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức

I. Nhận xét

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:

Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến / .

Theo MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HOC

Giải câu 1 (Trang 28 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Hãy chia các từ trên thành hai loại:

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M: nhờ

– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M: giúp đỡ

Trả lời:

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.

– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ. học hành, học sinh, tiên tiến.

Giải câu 2 (Trang 28 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Theo em:

– Tiếng dùng để làm gì?

– Từ dùng để làm gì?

Trả lời:

Theo em:

– Tiếng dùng để cấu tạo từ: Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn. Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.

– Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.

II. Ghi nhớ

  1. Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
  2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

III. Luyện tập

Giải câu 1 (Trang 28 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /

Rất công bằng, rất thông minh.

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

LÂM THỊ MỸ DẠ

Trả lời:

Rất / công bằng, / rất / thông minh /

Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang /

– Từ đơn: rất, vừa, lại.

– Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

Giải câu 2 (Trang 28 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:

– 3 từ đơn.

– 3 từ phức.

Trả lời:

– 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.

– 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh.

Giải câu 3 (Trang 28 SGK tiếng việt 4 tập 1)

Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.

M: (Đặt câu với từ đoàn kết)

Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

Trả lời:

– Sáng nay tôi đi học sớm.

– Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.

Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức

I. NHẬN XÉT

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:

Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến / .

Theo MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HOC

Câu 1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M: nhờ

– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M: giúp đỡ

Trả lời:

  • Từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
  • Từ phức : giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

Câu 2. Theo em:

– Tiếng dùng để làm gì?

– Từ dùng để làm gì?

Trả lời:

Tiếng dùng để cấu tạo từ:

  • Có thể dùng một tiếng để tạo nên một từ. Đó là từ đơn.
  • Cũng có thể phải dùng từ 2 tiếng trở lên để tạo nên một từ. Đó là từ phức.

Từ được dùng để cấu tạo câu. Từ nào cũng có nghĩa.

II. GHI NHỚ

  1. Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.
  2. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.

III. Soạn phần Luyện tập bài Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức (trang 28 SGK tiếng việt lớp 4 tập 1)

Câu 1. Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /

Rất công bằng, rất thông minh.

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

LÂM THỊ MỸ DẠ

Trả lời:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình

Rất / công bằng / rất / thông minh /

Vừa / độ lượng / lại / đa tình / đa mạng /

– Từ đơn: rất, vừa, lại.

– Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

Bài 2. Hãy tìm trong từ điển và ghi lại:

– 3 từ đơn.

– 3 từ phức.

Trả lời:

+ 3 từ đơn : ăn, học, ngủ.

+ 3 từ phức : kinh nghiệm, sạch sẽ, nhà cửa.

Bài 3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.

M: (Đặt câu với từ đoàn kết)

Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

Trả lời:

Đặt câu như sau:

– Từ đơn: “học”

→ Chị em đang theo học năm thứ ba Đại học Luật ở thành phố Hồ Chí Minh.

– Từ phức: “nhà cửa”

→ Ở xóm em, nhà cửa rất khang trang.

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

DMCA.com Protection Status