Soạn bài Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu trang 126 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Nhận xét
Giải câu 1 (Trang 126 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau.
a) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
b) Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Trả lời:
Câu b khác câu a ở chỗ câu có thêm phần câu in nghiêng, đó là các trạng ngữ trong câu.
Giải câu 2 (Trang 126 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng ở câu b.
Trả lời:
– Vì sao (hoặc nhờ có điều gì) mà Iren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
– Khi nào Iren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
Giải câu 3 (Trang 126 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Phần in nghiêng thứ nhất bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân.
– Phần in nghiêng thứ hai (sau này) bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian.
II. Ghi nhớ
1. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
2. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?
III. Luyện tập
Giải câu 1 – Luyện tập (Trang 126 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
VÕ QUẢNG
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
XUÂN QUỲNH
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Theo THANH TỊNH
Trả lời:
– Trạng ngữ của câu a là Ngày xưa.
– Trạng ngữ của câu b là Trong vườn
– Trạng ngữ của các câu ở phần c là Từ tờ mờ sáng, Vì vậy, mỗi năm
Giải câu 2 – Luyện tập (Trang 126 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
Trả lời:
Em có thể viết một đoạn văn như sau:
“Nhìn phía trước, con đường nhựa bé tí tẹo, vắt lượn lên xuống trông như một nét chì đen kẻ ngoằn ngoèo trên một tấm bản đồ. Bây giờ, em mới .thực sự hiểu được khái niệm “đồi núi” mà trước đây trong giờ luyện từ và câu cô đã giải thích. Trên các ngọn núi cao, những dải mây trắng vắt ngang như một tấm lụa mềm, nổi bật trên màu xanh thẫm của lá rừng”.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)