X

Soạn Bài – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương trang 107, 108 SGK tiếng việt lớp 3 tập 1, để học tốt hơn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương, sau đây là danh sách gợi ý trả lời câu hỏi bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương.

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương.

Câu 1 (trang 107 SGK tiếng việt 3 tập 1)

Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại:

Trả lời:

Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.

Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, khoai mì, vịt xiêm.

Câu 2 (trang 107 SGK tiếng việt 3 tập 1)

Các từ in đậm trong đoạn thơ sau thường được dùng ở một số tỉnh miền Trung. Em hãy tìm từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy:

Gan chi gan rứa, mẹ nờ

Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái, con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

… Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

TỐ HỮU

(thế, nó, gì, tôi, à)

Trả lời:

Có thể thay chi bằng gì, rứa bằng thế, nờ bằng à, tui bằng tôi, hắn bằng nó.

Câu 3 (trang 108 SGK tiếng việt 3 tập 1)

Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây?

Trả lời:

CÁ HEO Ở VÙNG BIỂN TRƯỜNG SA

Đêm trăng, biển yên tĩnh … Một người kêu lên : “Cá heo [!]”. Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A [!] Cá heo nhảy múa đẹp quá [!]” …

– Có đau không chú mình [?]. Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé [!]…

(HTTPS://BAIVIET.ORG)

Vàng Anh: Ở trường học, bạn được dạy một bài học trước, sau đó mới làm bài kiểm tra. Còn ở trường đời, bạn phải làm một bài kiểm tra trước rồi nó mới dạy bạn một bài học. Thế nên, quên cái gọi là điểm số trung bình đi, nó chỉ nói lên được bạn đã học như thế nào ở trường thôi! Còn khi ra đời, chẳng ai quan tâm đến mấy con số đấy đâu.
Leave a Comment