Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng trang 11 SGK tiếng việt lớp 4 tập 2. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng, sau đây là hướng dẫn soạn bài đầy đủ, ngắn gọn và chi tiết nhất.
Hướng dẫn soạn bài – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
Giải câu 1 (Trang 11 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài
Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa, tài sản
a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường
b) Tài có nghĩa là tiền của
Trả lời:
Em phân loại như sau :
a) Tài giỏi, tài nghệ tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.
b) Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Giải câu 2 (Trang 11 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Đặt câu với một trong các từ nói trên
Trả lời:
a) Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.
b) Ông ngoại em đang công tác ở Sở Tài Nguyên Môi Trường.
Giải câu 3 (Trang 11 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của người
a) Người ta là hoa đất
b) Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ
c) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Trả lời:
Trong ba câu đã cho có hai câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
Giải câu 4 (Trang 11 SGK tiếng việt 4 tập 2)
Em thích những tục ngữ nào ở bài tập 3? Vì sao?
Trả lời:
Mỗi câu tục ngữ đều có những giá trị riêng của nó. Cả ba câu trên rất hay, nhưng em thích nhất câu:
Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Vì câu tục ngữ đã ca ngợi những con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn bằng trí tuệ và nghị lực của chính mình.
Tham khảo thêm cách soạn khác bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
Câu 1. Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài
Tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa, tài sản
a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường
b) Tài có nghĩa là tiền của
Trả lời:
Em phân loại như sau :
a) Tài có nghĩa là có khả năng hơn người bình thường: Tài giỏi, tài nghệ tài ba, tài đức, tài năng, tài hoa.
b) Tài có nghĩa là tiền của: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Câu 2. Đặt câu với một trong các từ nói trên
Trả lời:
– Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa.
– Ê-đi-sơn là một nhà bác học vô cùng tài giỏi, chính ông là người đã phát minh ra đèn điện.
– Tuệ Tĩnh là một danh y tài đức vẹn toàn.
– Mạc Can là một nhà ảo thuật tài ba.
– Vùng núi phía Bắc nước ta có rất nhiều tài nguyên chưa được khai thác hết.
– Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ.
Câu 3. Tìm trong các tục ngữ dưới đây những câu ca ngợi tài trí của người
a) Người ta là hoa đất
b) Chuông có đánh mới kêu
Đèn có khêu mới tỏ
c) Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Trả lời:
Trong ba câu đã cho có hai câu a và c là những tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
Câu 4. Em thích những tục ngữ nào ở bài tập 3? Vì sao?
Trả lời:
– Em thích câu “Người ta là hoa đất” vì đây là câu nói ca ngợi con người. Còn con người là tinh hoa, là thứ quý giá của đất mẹ.
– Em thích câu “Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” Vì đây là câu nói ca ngợi những con người tài năng, giàu ý chí và nghị lực, nhờ đó, đã làm nên được nghiệp lớn.
(HTTPS://BAIVIET.ORG)
Leave a Comment